CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
971 Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ / Phạm Ngọc Lam Giang // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 4(289) .- Tr. 60-68 .- 352. 302 85
Trên cơ sở khái quát quá trình phát triển Chính phủ điện tử ở Hoa Kỳ và phân tích các chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, bài viết đưa ra một số nhận xét cho việc phát triển Chính phủ điện tử hiện nay.
972 Chính sách hướng Đông của NATO và cuộc chiến Nga - Ukraine / Đinh Công Tuấn // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 4(289) .- Tr. 3-15 .- 327
Lý giải một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh hiện nay giữa Nga và Ukraine là do cạnh tranh vị trí địa chiến lược của Ukraine giữa Nga và NATO. Từ đó, đưa ra một số nhận xét và hàm ý chính sách đối với Việt Nam.
973 Vai trò của quan hệ từ phụ thuộc tiếng Việt đối với cấu trúc đề - thuyết / La Thị Mỹ Quỳnh // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 42-49 .- 800
Vận dụng quan điểm về cấu trúc đề - thuyết của nhà ngữ pháp chức năng Simon C. Dik để đánh giá vai trò của quan hệ từ phụ thuộc đối với các chức năng ngữ dụng: chủ đề, đề, thuyết (tiêu điểm), hậu đề.
974 Ẩn dụ tri nhận trong thơ Tố Hữu / Huỳnh Ngọc Mai Kha // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 6b(327) .- Tr. 11-15 .- 895
Với cái nhìn về Tố Hữu như một nhà thơ cách mạng điển hình của Việt Nam, kì vọng sẽ tìm thấy được những tri nhận có tính hệ thống của tác giả về những ý niệm phổ biến thường hay xuất hiện trong thơ của ông như Cuộc đời, đất nước, địa danh, thiên nhiên từ lí thuyết ẩn dụ tri nhận. Qua đó, cung cấp thêm cho người đọc và các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực những kết quả nghiên cứu trên dữ liệu thơ của nhà thơ Tố Hữu, từ góc nhìn tri nhận.
975 Quan điểm của Mỹ, Nhật Bản về vấn đề Biển Đông và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Vũ Đức Cường // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 6(267) .- Tr. 54-59 .- 327
Tiếp cận, làm rõ lợi ích và quan điểm của các nước lớn như Mỹ và Nhật Bản về vấn đề Biển Đông sẽ góp phần đưa ra những hàm ý chính sách cho Việt Nam trong quá trình xử lý vấn đề tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán ở Biển Đông. Do vậy, bài viết sẽ đi sâu phân tích và luận giải có hệ thống về lợi ích và quan điểm của Mỹ và Nhật Bản đối với vấn đề Biển Đông trong thời gian qua.
976 Văn hóa Java với phát triển du lịch và ngành công nghiệp văn hóa ở Indonesia / Phạm Thanh Tịnh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 6(267) .- Tr. 23-32 .- 398
Tìm hiểu vai trò của văn hóa Java trong việc phát triển du lịch và kinh tế sáng tạo ở Indonesia thời gian qua liên quan đến lĩnh vực này. Thông qua những nghiên cứu trong và ngoài nước về nền kinh tế Indonesia, bài viết đã phác họa nên những nét chủ yếu vai trò của văn hóa đối với sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại đảo Java và khái quát về xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo mới được đề cập ở Indonesia và những đóng góp không nhỏ của du lịch và nền kinh tế Indonesia trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.
977 Hội nhập ASEAN trong lĩnh vực thương mại điện tử : các chương trình và kết quả đạt được / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Chu Quỳnh Vân // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 6(267) .- Tr. 12-22 .- 327
Phân tích quá trình hợp tác của các nước ASEAN trong lĩnh vực thương mại điện tử, tóm lược một số giải pháp mà các quốc gia thành viên đã thực hiện và một số kết quả đã đạt được. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số nhận định về những vấn đề mà các nước ASEAN cần tập trung thực hiện trong thời gian tới để thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử nội khối và với bên ngoài.
978 Quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI : thực trạng và triển vọng / Cao Nguyễn Khánh Huyền, Nguyễn Tuấn Bình // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 6(256) .- Tr. 3-12 .- 327
Tiếp cận quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản – Hàn Quốc dưới góc nhìn lịch sử và quan hệ quốc tế, qua đó phân tích thực trạng mối quan hệ này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, đồng thời đánh giá thành tựu, hạn chế và dự báo một số triển vọng trong tương lai gần.
979 Nhìn lại đối ngoại Trung Quốc năm 2021 / TS. Trần Thị Hải Yến, TS. Võ Minh Hùng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5(255) .- Tr. 10-19 .- 327
Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo của đối ngoại Trung Quốc năm 2021, từ đó đánh giá những điểm nổi bật của nước này và xu hướng chính trong năm 2022.
980 Hợp tác chiến lược Nhật Bản - Ấn Độ / Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 5(255) .- Tr. 3-9 .- 327
Quan hệ Nhật Bản và Ấn Độ từ khi được khôi phục vào năm 1952 đã trải qua những giai đoạn khác nhau. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, dù hai nước duy trì mối quan hệ hữu nghị nhưng hợp tác giữa hai bên còn nhiều hạn chế. Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển kinh tế, tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ được tăng cường đáng kể. Đặc biệt, trong lĩnh vực chính trị an ninh, hai bên đã có những bước tiến phù hợp với bối cảnh mới của khu vực.