CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3821 Hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản / PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 85-103 .- 327
Nghiên cứu những hình thức ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản – một trong số đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét về hoạt động ngoại giao nhân dân trong quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản và đề xuất một số khuyến nghị nhằm góp phần làm cho hoạt động ngoại giao nhân dân Việt Nam – Nhật Bản đạt hiệu quả hơn nữa.
3822 Tranh chấp trên Biển Đông: Thực trạng và triển vọng / TS. G.M. Lokshin // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 105-129 .- 327
Nói về những sự kiện xảy ra gần đây tại Biển Đông và việc bắt đầu xem xét đơn kiện của Philipine đối với Trung Quốc tại Tòa án trọng tài thường trực phù hơp với Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)…
3823 Điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay: Thực trạng và tác động / PGS. TS. Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103) .- Tr. 131-146 .- 327
Phân tích những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ của Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo đất nước và những tác động của nó đến khu vực và thế giới.
3824 Bàn về chiến lược và nghiên cứu chiến lược trong ngoại giao / PGS. TS. Dương Văn Quảng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 203-223 .- 327
Phân tích khái niệm chiến lược và những khái niệm liên quan đến chiến lược, tiếp đó sẽ đưa ra cách luận giải về nghiên cứu chiến lược, đặc biệt tập trung vào việc phân tích nghiên cứu chiến lược trong ngoại giao.
3825 Bàn về việc thu thập thông tin trong nghiên cứu quan hệ quốc tế / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2015 .- Số 4 (103)/2015 .- Tr. 247-264 .- 327
Đề cập đến 3 vấn đề: Nội hàm thông tin quan hệ quốc tế; Cách thức thu thập thông tin quan hệ quốc tế và một vài điểm cần tránh khi thu thập thông tin quan hệ quốc tế.
3826 Chiến lược đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình / Trương Xuân Định // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 9 (175)/2015 .- Tr. 3-13 .- 327
Phân tích chiến lược đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặc biệt đối với các nước lớn và các nước láng giềng.
3827 Đánh giá chính sách “Ánh dương” của Hàn Quốc đối với CHDCNH Triều Tiên / Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 9 (175)/2015 .- Tr. 14-22 .- 327
Với chủ trương “ngoại giao hòa đàm”, “ngoại giao nhân dân”, chính sách Ánh dương được coi là đường lối đối ngoại hiệu quả nhất của Hàn Quốc hướng đến mục tiêu chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh trên bán đảo Triều Tiên suốt nửa thế kỷ và đưa quan hệ hai miền Nam – Bắc xích lại gần nhau.
3828 Quan hệ Việt Nam – Triều Tiên: 65 nhìn lại và triển vọng / TS. Trần Quang Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 10 (176)/2015 .- Tr. 3-12 .- 327
Nhìn nhận một cách tổng quát những nét đặc trưng của quan hệ giữa hai nước trong 65 năm qua trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa – giáo dục; đồng thời phân tích và đánh giá những nhân tố tích cực tác động đến triển vọng phát triển của quan hệ hai nước trong thời gian qua.
3829 Vấn đề Triều Tiên trong chính sách đối ngoại xâm lược thuộc địa của Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX / ThS. Nguyễn Phương Mai // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 10 (176)/2015 .- Tr. 68-75 .- 327
Nhờ thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu đã vươn lên để trở thành một cường quốc tư bản chủ nghĩa. Nhu cầu vốn, công nhân, thị trường để phát triển kinh tế tư bản đã thôi thúc Nhật Bản tìm kiếm thuộc địa. Trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Bắc Á bấy giờ. Nhật Bản đã lần lượt gạt bỏ ảnh hưởng của Trung Quốc, sự can thiệp của Nga để giành quyền thống trị Triều Tiên.
3830 Giải pháp đột phá thúc đẩy hợp tác Đông Á: Nhìn từ khía cạnh chính trị / PGS. TS. Hồ Việt Hạnh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2015 .- Số 11 (177)/2015 .- Tr. 3-9 .- 327
Để tìm ra những giải pháp thúc đẩy hợp tác của khu vực Đông Nam Á không đâu khác ngoài phương thức tạo lập dòng tìn giữa các nước trong khu vực. Bài viết góp phần tìm những giải pháp đột phá bền vững để giải quyết vấn đề trên.