CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
3801 Thực thu quy định về ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo luật đầu tư năm 2014 / Nguyễn Thị Dung // Luật học .- 2016 .- Số 1(188) tháng 1 .- Tr. 19-27 .- 341.752

Bài viết phân tích những vấn đề pháp lí tiếp tự đặt ra liên quan đến ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện sau khi Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật đầu tư năm 2014 có hiệu lực pháp luật.

3802 Trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các giai đoạn thực hiện tội phạm và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội / Phí Thành Chung // Luật học .- 2016 .- Số 1(188) tháng 1 .- Tr. 11-18 .- 345.597

Bài viết tập trung phân tích, làm rõ vấn đề trách nhiệm hình sự của đồng phạm trong các giai đoạn thực hiện tội phạm và trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội làm căn cứ để phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) đúng đắn, giải quyết TNHS của những người đồng phạm một cách công bằng, bình đẳng, đám bảo nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự.

3803 Ngoại giao của nước Nga Xô viết đối với một số nước Châu Á những năm đầu sau cách mạng tháng mười / Nguyễn Tuấn Anh // Nghiên cứu Châu Âu .- 2015 .- Số 9/2015 .- Tr. 13-21 .- 327

Chính phủ Nga Xô viết đã cụ thể hóa đường lối ngoại giao của mình, trước hết là đối với bốn nước châu Á gồm Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ và Trung Quốc. Chính sách ngoại giao hướng về châu Á này đã giúp nước Nga Xô viết thoát khỏi vị thế bị bao vây, cô lập, tạo ra vị thế mới trên trường quốc tế đồng thời giúp các nước châu Á củng cố, khôi phục nền độc lập dân tộc.

3804 Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ: Từ “cựu thù” đến “đối tác toàn diện” / PGS. TS. Đinh Xuân Lý // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 9/2015 .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích hai giai đoạn trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Hoa Kỳ đó là: quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ “cựu thù” đến “bình thường hóa” và từ “bình thường hóa” đến “đối tác toàn diện”.

3805 Sự hiện diện của Trung Quốc ở Mỹ Latinh: Cơ hội và thách thức / ThS. Vũ Thị Anh Thư // Châu Mỹ ngày nay .- 2015 .- Số 08/2015 .- Tr. 12-23 .- 327

Bài viết nhằm mục đích trả lời câu hỏi: lý do nào để Trung Quốc quan tâm tới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; cơ hội và thách thức gì cho khu vực Mỹ Latinh và Caribbean nói chung và Mỹ nói riêng khi Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng tại đó?

3806 Cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á và những kinh nghiệm cho Việt Nam / PGS. TS. Vũ Công Giao, ThS. Nguyễn Minh Tâm // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 3-12 .- 340

Phân tích và so sánh một số nội dung về quá trình hình thành, cơ sở pháp lý và thực tiễn hoạt động của cơ quan nhân quyền quốc gia ở một số nước Đông Nam Á, qua đó luận giải sự cần thiết và đưa ra những kiến nghị mang tính gợi mở cho việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia của Việt Nam.

3807 Vài suy nghĩ về sở hữu toàn dân đối với đất đai / Nguyễn Quang Tuyến // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 13-18 .- 340

Phân tích khái niệm sở hữu toàn dân về đất đai; giải mã nội dung quy định sỡ hữu toàn dân về đất đai trong Luật Đất đai năm 2013 và bình luận về việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trong đạo luật này. Trên cơ sở đó, bài viết kiến giải một vài khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền đại diện chủ sỡ hữu toàn dân về đất đai ở nước ta.

3808 Sỡ hữu đất đai trong hiến pháp Việt Nam và một số kiến nghị hoàn thiện / Đinh Thanh Phương // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 19-25 .- 340

Phân tích các quy định về hình thức sỡ hữu đất đai của các bản Hiến pháp Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ sở hữu đất đai hiện hành.

3810 Kết hôn giả tạo và hướng xử lý trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 / ThS. Huỳnh Thị Trúc Giang // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 36-41 .- 340

Phân tích quy định về kết hôn giả tạo trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Thông qua đó, chỉ ra các vấn đề pháp lý phát sinh trong việc giải quyết kết hôn giả tạo trong giai đoạn chuyển tiếp giữa Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Đồng thời, đề xuất các giải pháp khắc phục.