CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
3741 Pháp luật Việt Nam đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế / ThS. Nguyễn Sơn // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 74-80 .- 340
Phân tích quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về đối xử tối huệ quốc (MFN) trong thương mại quốc tế, đồng thời nêu lên một số vấn đề đặt ra đối với pháp luật về MFN trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
3742 Từ chức và văn hóa từ chức ở một số quốc gia Đông Á và những giá trị tham khảo cho Việt Nam / ThS. Phạm Thị Hoa // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 21-30 .- 306
Nghiên cứu các biểu hiện của từ chức và văn hóa từ chức gần đây ở một số quốc gia Đông Á, cụ thể là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Thông qua việc phân tích các trường hợp cụ thể, bài viết làm rõ yếu tố hình thành văn hóa từ chức ở ba nước nói trên. Đặc biệt, những nhận xét rút ra không chỉ về thực trạng của từng quốc gia mà còn đặt trong so sánh giữa ba quốc gia với nhau, từ đó đưa ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
3743 Quyền lực mềm của văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó / PGS. TS. Lê Đình Chỉnh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 53-62 .- 306
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc được xem là một biểu hiện quan trọng của sự thành công trong quảng bá hình ảnh về đất nước con người Hàn Quốc tại khu vực Châu Á, trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, mặc dù không còn nở rộ như những năm cuối thập kỷ 90 thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI, nhưng làn sóng văn hóa Hàn Quốc vẫn tiếp tục được quảng bá thông qua các bộ phim điện ảnh, phim truyền hình và thương hiệu của hàng hóa Hàn Quốc vẫn được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
3744 Vai trò của Học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại trong lịch sử phong kiến phương Đông / TS. Đỗ Đức Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 63-73 .- 306
Là ngọn cờ tư tưởng của Trung Hoa thời cổ đại và nền tảng tư tưởng của chế độ phong kiến phương Đông, Học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại có ảnh hưởng lớn đến ý thức hệ, các định chế chính trị và chính sách phát triển kinh tế của Trung Quốc và các nước Á Đông. Giá trị to lớn của học thuyết này đã được các triều đại của Trung Quốc sau này cũng như một số quốc gia có ảnh hưởng nền văn hóa Trung Hoa áp dụng.
3745 Quan hệ Việt – Nga và một số vấn đề phương pháp luận trong nghiên cứu / PGS. TS. Vũ Dương Huân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 65-76 .- 327
Khái quát quan hệ Việt – Nga từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay (1950 – 2014), những vấn đề rút ra trong mối quan hệ này. Những vấn đề có tính chất phương pháp luận trong nghiên cứu quan hệ Việt – Nga.
3746 Công lý theo kết quả, công lý theo thủ tục và liên hệ với nền tư pháp Việt Nam / ThS. Trần Quyết Thắng // .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 4-8 .- 340
Đề cập các vấn đề: Khái niệm và lịch sử phát triển của thuật ngữ công lý; Giới thiệu về công lý theo thủ tục và công lý theo kết quả; Liên hệ với quá trình tố tụng tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
3747 Quy định về án lệ trong Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 – Nhìn từ góc độ bản chất của án lệ / Đậu Công Hiệp, Hà Thị Phương Trà // Nhà nước và Pháp luật .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 9-13, 31 .- 340
Đưa ra một số phân tích quy định về án lệ trong Luật Tổ chức Toàn án nhân dân hiện hành dựa trên lý luận bản chất của án lệ để từ đó chỉ ra những điểm hạn chế trong quy định này.
3748 Về ý nghĩa của nhóm hư từ chỉ quan hệ liên hợp, bổ sung trong tiếng việt / Bùi Thanh Hoa // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 18 – 26 .- 410
Nghiên cứu những nét đồng nhất và khác biệt của các hư từ chỉ quan hệ liên hợp, bổ sung trong tiếng việt trên phương diện ngữ nghĩa. Từ đó khẳng định hiện tượng đồng nghĩa của hư từ tiếng việt cũng tiềm tàng những giá trị hết sức phong phú.
3749 Vận dụng kiến thức ngữ âm học giải thích một số từ ngữ cổ trong thành ngữ, tục ngữ / Nguyễn Đình Hiền // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 27 – 38 .- 410
Bài viết vận dụng những kiến thức ngữ âm học để giải thích âm đọc cổ của một số từ ngữ trong thành ngữ, tục ngữ đồng thời tìm ra mối quan hệ của chúng với những từ ngữ trong lớp từ vựng thông thường.
3750 Biến thế biệt lập của các thành phần câu trong tiếng việt / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 4 .- Tr. 55 – 70 .- 410
Đề cập đến một số biến thế lời nói của câu và các thành tố cú pháp biệt lập trong đó qua đó chứng minh rằng các từ ngữ thường được coi là khởi ngữ chính là biến thế biệt lập của các thành phần câu nhất định.