CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
2151 Tính tích cực của việc sử dụng ngôn ngữ hình thể trong phương pháp giảng dạy thuyết trình / Trần Thị Thu Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 68 - 71 .- 400
Giới thiệu về tích cực của ngôn ngữ hình thể trong phương pháp giảng dạy thuyết trình, qua đó đi sâu phân tích về các phương thức thể hiện của ngôn ngữ hình thể làm rõ tính tích cực của từng phương thức. Từ đó, nghiên cứu vận dụng trong các hoạt động giao tiếp.
2152 Vai trò ẩn dụ ngữ âm trong Hồng Lâu Mộng / Phan Thị Hà // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 7 (287) .- Tr. 76 - 83 .- 400
Dựa vào quan điểm ẩn dụ tri nhận tiến hành phân tích một số ẩn dụ ngữ âm tiêu biểu trong Hồng lâu mộng nhằm giúp đọc giả hiểu hơn về tác giả, tác phẩm, qua đó thấy được đặc trung tiêu biểu của tiếng Hán và vai trò đặc biệt của ẩn dụ ngữ âm trong vận dụng ngôn ngữ Trung Quốc hiện đại.
2153 Hợp tác hải quân Việt Nam - Ấn Độ / Trần Hoàng Long, Nguyễn Đắc Tùng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 1-8 .- 327
Phân tích thực trạng hợp tác hải quân giữa hai quốc gia trong các khía cạnh: hoạt động ngoại giao của hải quân hai nước, tập trận hải quân, mua vũ khí, đào tạo…, qua đó đánh giá triển vọng hợp tác hải quân của hai nước trong lĩnh vực này trong thời gian tới.
2154 Viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955-1963 / Trần Nam Tiến // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 22-29 .- 327
Trình bày về viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm (1955 – 1963), cùng những tác động của nó đến đến sự phát triển và sụp đổ của chế độ Diệm.
2155 Khai thác thế mạnh về sự tương đồng lịch sử - văn hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Philippines / Nguyễn Thị Lan Vinh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 30-36 .- 327
Quan hệ Việt Nam – Philippines được thiết lập dựa trên cơ sở quan hệ ngoại giao từ ngày 12/7/1976 và nâng cấp thành đối tác chiến lược vào năm 2015. Bài viết sẽ tìm hiểu về việc khai thác thế mạnh về sự tương đồng lịch sử - văn hóa trong quan hệ giữa Việt Nam và Philippines.
2156 Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và quan điểm của Việt Nam / Nguyễn Đức Toàn, Võ Thanh Giảng // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 43-48 .- 327
Sự ra đời của DOC mang tính đột phá trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã tạo điều kiện cho các bên tìm kiếm giải pháp tranh chấp. Với tư cách là một trong những quốc gia ký kết DOC, Việt Nam thể hiện rõ quan điểm tôn trọng, chấp hành nội dung của Tuyên bố, nỗ lực và cam kết tạo ra một môi trường hợp tác, hòa bình, thân thiện thông qua các biện pháp xây dựng lòng tin, thúc đẩy an ninh và ổn định ở Biển Đông. Bài viết sẽ tìm hiểu về sự ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, lãm rõ những quan điểm của Việt Nam về DOC.
2157 Điều chỉnh chiến lược của Nga từ sau khủng hoảng Ukraina và tác động / PGS. TS. Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 3-17 .- 327
Đánh giá những điều chỉnh chiến lược của Liên bang Nga giai đoạn từ sau khủng hoảng Ukraina từ năm 2014 đến nay, dự báo triển vọng phát triển của Liên bang Nga giai đoạn 2030 và những tác động tới thế giới, khu vực và Việt Nam.
2158 Chia sẻ chủ quyền quốc gia trong lĩnh vực an ninh đối ngoại ở Liên minh Châu Âu / Hồ Thị Thu Huyền // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 42-53 .- 327
Trình bày chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh Châu Âu. Cơ chế chia sẻ thẩm quyền giữa EU và các quốc gia thành viên trong lĩnh vực an ninh đối ngoại. Những thuận lợi và khó khăn trong thực thi chia sẻ thẩm quyền.
2159 Kinh nghiệm đàm phán các FTA thế hệ mới của Liên minh Châu Âu và một số gợi ý cho Việt Nam / TS. Hà Công Anh Bảo // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 03 .- Tr. 77-87 .- 327
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của EU, bài viết chỉ ra một số gợi ý phù hợp cho Việt Nam trong quá trình đàm phán và tham gia các FTA thế hệ mới.
2160 Bản sắc quốc gia trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức / TS. Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 04 .- Tr. 48-62 .- 327
Phân tích ảnh hưởng của những di sản dân tộc và lịch sử (đặc biệt là dưới thời Đức Quốc xã) cũng như quá trình tương tác quốc tế của Đức với các chủ thể khác đến việc hình thành các bản sắc mới của Đức thời hậu chiến như bản sắc Châu Âu, bản sắc dân chủ phương Tây, bản sắc cường quốc dân sự… Những bản sắc này đã góp phần định hình nền văn hóa an ninh hòa bình và chính sách đối ngoại ôn hòa, kiềm chế, thúc đẩy hội nhập Châu Âu và chủ nghĩa đa phương của Đức trong thời gian qua.