CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1151 Quan hệ Mỹ - Trung trong vấn đề Biển Đông : nhìn từ góc độ chính sách của Mỹ / Lại Thái Bình, Nguyễn Thùy Anh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 37-44 .- 327
Nhìn lại lịch sử quan hệ Mỹ - Trung liên quan đến Biển Đông, rút ra những đặc điểm xuyên suốt làm cơ sở dự báo chiều hướng quan hệ hai nước vấn đề này, từ đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. Bài viết cũng giới hạn đối tượng nghiên cứu chủ yếu được nhìn dưới góc độ chính sách và cách tiếp cận của Mỹ với vấn đề Biển Đông.
1152 Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel / Nguyễn Thị Thìn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 45-51 .- 327
Thông qua các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp lịch sử, phân tích, chính sách, tổng hợp, thống kê, so sánh, bài viết nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đức đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Thủ tướng Angele Merkel, từ đó kiến nghị chính sách với Việt Nam.
1153 Ngoại giao giáo dục : một số vấn đề lý thuyết / Lê Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 61-67 .- 327
Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục. Qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng.
1154 Xu hướng trong quan hệ của Mỹ với Đông Nam Á dưới thời tổng thống Joe Biden / Cù Chí Lợi // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 1(262) .- Tr. 25-35 .- 327
Phân tích chính sách của Mỹ với khu vực Đông Nam Á trong những năm gần đây, và đưa ra một số nhận xét về chính sách của chính quyền Joe Biden với các nước trong khu vực trong thời gian tới.
1155 Hợp tác thương mại và đầu tư Philippines – Trung Quốc giai đoạn 2010 -2020 / Trần Thái Bảo // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 1(262) .- Tr. 48-59 .- 327
Phân tích những kết quả đạt được của quan hệ hai nước trên lĩnh vực thương mại và đầu tư, nguyên nhân và ý nghĩa của sự hợp tác này đối với hai phía trong giai đoạn 2010-2020.
1156 Chính sách hợp tác quốc tế về vaccine chống covid-19 của Việt Nam / Đặng Thị Phương Hoa // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 14-35 .- 327
Tổng hợp và cập nhật thực trạng chính sách hợp tác quốc tế phục vụ cho các hoạt động chống Covid-19 của Việt Nam trong làn song dịch lần thứ 4. Bài viết khẳng định chính sách chống dịch Covid-19 của Việt Nam đang đi đúng hướng và có kết quả tích cực.
1157 Quan hệ liên minh Châu Âu – Asean : thực trạng và triển và triển vọng / Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Thị Phương Dung // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 47-59 .- 327
Phân tích những nét chính trong quan hệ EU – Asean trong cách lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và hợp tác phát triển, từ đó đánh giá triển vọng quan hệ giữa hai bên trong thời gian tới.
1158 Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Pháp và quan hệ Pháp - Ấn Độ / Nguyễn Hồng Quân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 60-71 .- 327
Trình bày một số nội dung về chiến lược hướng tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Phân tích quan hệ Pháp - Ấn Độ trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
1159 Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – Liên Bang Nga : những thuận lợi và thách thức sau khi triển khai FTA giữa Việt Nam với các nước liên minh kinh tế Á - Âu / Đinh Mạnh Tuấn, Dương Thái Hậu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 9(252) .- Tr. 101-111 .- 327
Tập trung phân tích những thuận lợi và thách thức trong quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên Bang Nga sau khi triển khái FTA giữa Việt Nam với EAEU, từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.
1160 Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng Logistics ở Hà Lan và những gợi ý cho Việt Nam / Trần Thế Tuân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 10(253) .- Tr. 69-78 .- 327
Tập trung trình bày thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng logistics của Hà Lan và chỉ ra những thành công, hạn chế và rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc phát triển cơ sở hạ tầng logistics nhằm kết nối chuỗi cung ứng và làm tăng khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế.