CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
1131 Vài nhận thức về giá trị cốt lõi trong hành xử đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc / Nguyễn Anh Cường, Trần Quang Khải, Nguyễn Thị Phương Linh // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 2(287) .- Tr. 23-34 .- 327

Bài viết không chỉ tập trung phân tích nhận thức về giá trị cốt lõi trong hành xử đối ngoại cảu Mỹ và Trung Quốc, mà còn đi sâu vào so sánh các giá trị qua các thế hệ lãnh đạo của hai quốc gia để thấu hiểu các điểm khác biệt và tương đồng căn bản nhất.

1132 Hợp tác an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản ở Đông Nam Á từ 2012 đến nay / Nguyễn Đức Tâm // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 2(287) .- Tr. 35-46 .- 327

Phân tích các nhân tố tác động đến hợp tác an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản ở Đông Nam Á, bao gồm những thay đổi của tình hình khu vực và điều chỉnh chiến lược về mặt an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản đối với khu vực này. Bài viết chỉ ra những tác động của hợp tác an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản đến tình hình chung của khu vực Đông Nam Á từ năm 2012 đến nay.

1133 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh đại dịch Covid-19 / Trần Hoàng Long, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 3(253) .- Tr. 26-37 .- 327

Bài viết xuất phát từ những tác động đại dịch Covid-19, sự biến đổi của môi trường quốc tế và khu vực và phân tích thực trạng quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trên một số lĩnh vực chính, đưa ra một số đánh giá về mối quan hệ này.

1134 Nghiên cứu so sánh chiến lược ứng phó và sông chung với Covid-19 của Nhật Bản và Việt Nam / Phí Hồng Minh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 3(253) .- Tr. 38-49 .- 327

Phân tích hai trường hợp: Thứ nhất là mô hình làm dịu hay cùng tồn tại với dịch bệnh từ sớm của Nhật Bản và mô hình chuyển dịch sang thích ứng an toàn của Việt Nam để xem xét cách thức hai quốc gia ứng phó với Covid-19, từ đó đưa ra các phân tích so sánh và gợi nhớ hướng chung sống và ứng phó dịch bệnh thời gian tới.

1135 Sáng tác của Banana Yoshimoto từ góc nhìn văn học đại chúng / Nguyễn Thị Mai Liên, Đỗ Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 69-78 .- 800.01

Phân tích và tìm ra những đặc điểm của dòng văn học đại chúng cũng như những nổ lực tiếp cận văn học tinh hoa/ thuần túy của Banana Yoshimoto thể hiện trong ba sáng tác là Kitchen, Tsugumi và N.P, từ đó đi đến nhận định Banana Yoshimoto là tác giả tiêu biểu cho “văn học Trung gian” một dòng văn học xuất hiện và phát triển ở Nhật Bản đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

1136 Nguyễn Du và Mĩ học của cái đẹp / Lê Ngọc Trà // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 8-21 .- 800.01

Nguyễn Du tuy không có những phát biểu về nghệ thuật, nhưng có thể tiếp cận quan niệm Mĩ học từ chính những sáng tác của nhà thơ. Thông qua phân tích các tác phẩm của Nguyễn Du mà trọng tâm là Truyện Kiều, có thể thấy những khía cạnh khác nhau trong quan niệm mĩ học, quan niệm thẫm mĩ của Nguyễn Du.

1137 Thấy gì từ tục ngữ Êđê qua sinh thái Tây Nguyên / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 22-32 .- 800.01

Nghiên cứu, nhận diện về tục ngữ Êđê dưới góc độ sinh thái tự nhiên rừng ở Tây Nguyên. Bài viết lý giải sự hài hòa giữa vai trò đàn ông thiên về tự nhiên với vai trò đàn bà hoạt động trong phạm vi làng như một trục quan hệ tương tác, tạo nên cấu trúc hoạt động của xã hội cổ truyền Êđê và rộng ra là các dân tộc anh em bản địa ở cả Tây Nguyên. Bài viết phác họa cấu trúc tục ngữ mang tính đặc thù của xá hội Êđê trong quan hệ sinh thái tự nhiên qua cách tư duy, biểu đạt về kinh nghiệm sống, lao động sản xuất.

1138 Vở kịch Quốc ngữ hiện đại đầu tiên của Việt Nam / Hồ Văn Nhơn, Lê Thụy Tường Vi // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 33-41 .- 800.01

Qua việc phân tích kỹ thuật xây dựng xung đột và nhân vật của vở kịch “Tuồng cha Minh”, có thể khẳng định đây là vở kịch hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ sớm nhất Việt Na. Vở kịch này do đó là một cột mốc rất đáng ghi nhận trong lịch sử sân khấu Việt Nam nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung.

1139 Thẩm quyền sáng tạo của diễn ngôn ngoại biên trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945-1975 / Hoàng Thị Thu Giang // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 55-64 .- 800.01

Bài viết làm sáng tỏ các thẩm quyền của diễn ngôn truyện ngắn ngoại biên. “Diễn ngôn ngoại biên” của truyện ngắn giai đoạn 1945-1975 là khái niệm dùng để chỉ những truyện ngắn xuất hiện trong thời gian 30 năm sau cách mạng tháng tám.

1140 Một số Motif nghệ thuật tiêu biểu trong truyện ngắn về chiến tranh của Bảo Ninh / Nguyễn Văn Thuấn // Nghiên cứu văn học .- 2022 .- Số 3(601) .- Tr. 76-90 .- 800.01

Khảo sát motif gặp gỡ/ chia li và motif tình yêu trong một số truyện ngắn của Bảo Ninh nhằm làm rõ chủ đề chiến tranh, tình yêu và thân phận con người trong sáng tác của ông. Bảo Ninh là một trong những gương mặt văn chương nổi bật nhất sau năm 1975 ở Việt Nam.