CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn
1161 Tiến trình ngoại giao và pháp lý quốc tế trong vấn đề chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cao, không theo quy định / Đỗ Ngọc Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 11(254) .- Tr. 3-9 .- 327
Tập trung phân tích thách thức toàn cầu IUU nhìn từ hai hướng tiếp cận chính, từ đó làm rõ động lực và quyết tâm của Việt Nam giải quyết dứt điểm và ổn thỏa vấn đề IUU trong quan hệ với EU, đóng góp vào mục tiêu chung bảo đảm an ninh lương thực nghề cá và an ninh biển trên phạm vi toàn cầu.
1162 Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 2017 đến nay / Nguyễn Minh Hồng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 12(244) .- Tr. 65-79 .- 327
Trình bày những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, từ đó làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, trên cơ sở đó đưa ra những ứng đối của các nước Đông Nam Á.
1163 Chiến lược Made in China 2025 của Trung Quốc – Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Nhật Thu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 10(248) .- Tr. 23-32 .- 327
Giới thiệu khái quát về chiến lược công nghiệp Made in China 2025 (MIC 2025) của Trung Quốc, các lĩnh vực chủ chốt và lộ trình thực hiện, đồng thời đưa ra đánh giá về khả năng thành công của MIC 2025 dựa trên phân tích hệ thống các chính sách, kế hoạch, sang kiến cấp Quốc gia bổ trợ cho MIC 2025 mà Trung Quốc đang thực hiện. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích một số cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi Trung Quốc triển khai MIC 2025.
1164 Nhìn lại chính sách đối ngoại với Đông Nam Á của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng SUga Yoshihide / Nguyễn Trường Sơn, Hà Việt Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 11(249) .- Tr. 3-11 .- 327
Phân tích, đánh giá chính sách Đông Nam Á trong một năm cầm quyền của Thủ tướng Suga trên cơ sở nhìn lại tổng thể chiều hướng phát triển của chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và dự đoán về chiều hướng thời gian tới.
1165 Trung Quốc và Đài Loan xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương / Võ Minh Hùng, Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 11(249) .- Tr. 12-21 .- 327
Phân tích nguyên nhân xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Trung Quốc và Đài Loan, phản ứng của các nước, khả năng tham gia thành công của hai nhân tố và bước đầu đưa ra khuyến nghị trong ứng xử của Việt Nam.
1166 Triển vọng vị thế của Hàn Quốc trong khu vực và tác động đến Việt Nam / Phạm Hồng Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2021 .- Số 12(250) .- Tr. 3-12 .- 327
Phân tích và khẳng định vị thế cường quốc khu vực của Hàn Quốc, đánh giá triển vọng, gia tăng vị thế của Hàn Quốc tại khu vực Đông Á, nhất là tại Asean trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ. Trong phần cuối, bài viết phân tích xu hướng quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam từ góc độ triển khai chính sách của Hàn Quốc trong thời gian 10 năm tới và một số hàm ý chính sách cho Việt Nam nhằm nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hàn Quốc trong thời gian tới.
1167 Thế và lực của Liên minh Châu Âu trong 5 năm tới (2021-2025) / Hà Hoàng Hải // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 12(255) .- Tr. 15-19 .- 327
Đánh giá các thuận lợi và thách thức trong quan hệ Việt Nam – EU và đề xuất một số giải pháp để thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU trong giai đoạn 5 năm tới.
1168 Quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ sau Chiến tranh Lạnh / Nguyễn Cảnh Huệ // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 1(210) .- Tr. 1-8 .- 327
Phân tích và làm rõ mối quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2021. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có truyền thống hữu nghị lâu đời, ngày càng tốt đẹp và đặc biệt phát triển nhanh chóng kể từ sau Chiến tranh lạnh.
1169 Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ : phát triển và kỳ vọng / Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 1(210) .- Tr. 9-15 .- 327
Trình bày khái lược mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, đưa ra những kỳ vọng và một số trọng tâm hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.
1170 Quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam dưới Thủ tướng Indira Gandhi (1966-1984) / Phùng Thị Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 1(210) .- Tr. 16-23 .- 327
Phân tích những thay đổi trong quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam giai đoạn 1966-1977 so với giai đoạn 1947-1965. Làm nổi bật những thay đổi trong quan hệ đối ngoại của Ấn Độ với Việt Nam trong giai đoạn 1980-1984 so với giai đoạn 1977-1979. Từ đó đưa ra những nhân tố lý giải nội dung, đặc điểm của mối quan hệ đối ngoại Ấn Độ - Việt Nam trong các giai đoạn kể trên.