CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
81 Giải pháp ngăn chặn lưu lượng bot độc hai truy cập internet / Phạm Hữu Thanh // .- 2023 .- Số 3 (073) .- Tr. 63- 65 .- 004

Bài báo này sẽ đưa ra một số thống kê đáng báo động về sự gia tăng của bot độc hại trên môi trường Internet, từ đó đưa ra một số kỹ thuật ngăn chặn mà các tổ chức/doanh nghiệp tham khảo để đối phó lượng bot độc hại.

82 NFT non-fungible cách thức bảo vệ và phòng tránh các hành vi lừa đảo NFT / Đinh Hồng Đạt, Trịnh Trí Dũng // .- 2023 .- Số 3 (073) .- Tr. 71- 73 .- 004

Bài báo sẽ giới thiệu đến độc giả tổng quan về NFT, các hành vi lừa đảo NFT và cách thức phòng tránh mối đe dọa này.

83 Cách nhận biết và ngăn chăn thư rác / Thanh Bình // .- 2023 .- Số 3 (073) .- Tr. 74- 76 .- 004

Thư rác hay email spam là một vấn nạn lớn hiện nay, chúng đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của Internet và không chỉ gây phiền nhiễu, tốn thời gian mà còn có thể chứa một số nội dung nguy hiểm. Ước tính có tới 94% phần mềm độc hại được phân phối dưới dạng email spam, một số nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm phần mềm gián điệp, lừa đảo và mã độc tống tiền. Trong bài viết này sẽ thông tin đến bạn đọc cách nhận biết thư rác và ngăn chặn thư rác không mong muốn.

84 Nâng cao an toàn và quyền riêng tư khi sử dụng ứng dụng instagram / Dương Sang // An toàn Thông tin .- 2023 .- Số 1 (071) .- Tr. 72- 73 .- 004

Bài báo này sẽ hướng dẫn đến quý độc giả cách thức thiết lập một số chế độ bảo mật cần thiết trên để bảo đảm tính riêng tư cũng như an toàn về thông tin cá nhân của người dùng trên hệ điều hành iOS (tương tự đối với người sử dụng Android).

85 Điện toán biên - công nghệ mới đầy tiềm năng trong thời đại internet of things / Đào Ánh Hương // An toàn Thông tin .- 2023 .- Số 1 (071) .- Tr. 68 - 71 .- 004

Bài viết này sẽ giới thiệu tổng quan về điện toán biên, lợi ích mà công nghệ này đem lại và một số ứng dụng của điện toán biên trong môi trường IoT.

86 Thuật toán Aro Knowledge và ứng dụng proof dụng trên Web 3.0 / Lương Quang Khởi, Trương Đình Dũng // An toàn Thông tin .- 2023 .- Số 3 (073) .- Số 3 (073) .- 004

Thư rác hay email spam là một vấn nạn lớn hiện nay, chúng đã xuất hiện từ rất lâu cùng với sự phát triển của Internet và không chỉ gây phiền nhiễu, tốn thời gian mà còn có thể chứa một số nội dung nguy hiểm. Ước tính có tới 94% phần mềm độc hại được phân phối dưới dạng email spam, một số nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm phần mềm gián điệp, lừa đảo và mã độc tống tiền. Trong bài viết này sẽ thông tin đến bạn đọc cách nhận biết thư rác và ngăn chặn thư rác không mong muốn.

87 Sử dụng ArcGIS Pro SDK for .NET và ArcPY để xây dựng Extension trong ArcGIS Pro / Hoàng Anh Đức, Lê Văn Hưng, Nguyễn Thị Hữu Phương // Tài nguyên & Môi trường .- 2023 .- Số 10 (408) .- Tr. 48-49 .- 004

Đưa ra hướng dẫn về việc thiết kế giao diện, viết mã C# tùy chỉnh và triển khai các chức năng ArcPy vào extension. Sự kết hợp này mang lại một nền tảng linh hoạt cho nhà phát triển để tạo ra các công cụ tùy chỉnh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu cụ thể và mở rộng tiềm năng của ArcGIS Pro.

88 Nền tảng hóa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số / Trịnh Tùng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 207-209 .- 004

Nền tảng hóa các mô hình kinh doanh kỹ thuật số đã thay đổi cách thức các doanh nghiệp hoạt động và mang lại nhiều lợi ích lớn. Việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số giúp tạo ra sự cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng cường trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình và khả năng thích nghi. Điều này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trong thời đại số hóa ngày nay.

89 Ứng dụng học máy trong dự báo nguy cơ xảy ra thiên tai / Lê Văn Hưng // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 267+268 .- Tr. 38-40 .- 005

Bài báo trình bày tổng quan về ứng dụng học máy dự báo nguy cơ xảy ra các thiên tai như trượt lở đất, cháy rừng và lũ quét, nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

90 Mô hình hệ thống truyền thông nhận thức trong lớp học tương lai / Võ Nhân Văn, Phạm Khánh Linh, Nguyễn Hữu Phúc // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2023 .- Số 01(56) .- Tr. 3 - 8 .- 004

Đề xuất một mô hình giảng dạy sử dụng mạng vô tuyến nhận thức để tiết kiệm tài nguyên tần số trong bối cảnh công nghiệp 4.0. Cụ thể hơn, mạng vô tuyến nhận thức dành cho lớp học sẽ bao gồm mạng sơ cấp dùng để trình chiếu bài giảng và mạng thứ cấp dùng để truyền thông tin lời giảng từ người dạy tới người học. Ở mạng sơ cấp, thiết bị máy tính của người dạy (presenter laptop (PL)) sử dụng mạng không dây để truyền thông tin đến màn hình trình chiếu (presenter screen (PS)) trên một tần số riêng. Tại mạng thứ cấp, thiết bị thu âm của người dạy (presenter microphone (PM)) có thể sử dụng tần số của mạng sơ cấp để truyền thông tin đến thiết bị phiên dịch được hỗ trợ từ dịch vụ đám mây (cloud translator (CT)) nhằm phục vụ cho phòng học đa ngôn ngữ. Sau đó, PM sẽ chuyển tiếp thông tin đã được phiên dịch đến thiết bị nghe của người học (student headphone (SH)) theo ngôn ngữ tương ứng. Theo đó, chúng tôi đưa ra công thức dạng tường minh để đánh giá hiệu năng của hệ thống thông qua thông số thông lượng. Kết quả chỉ ra rằng, do nhiễu lẫn nhau từ hai mạng sơ cấp và thứ cấp, PM và CT phải sử dụng công suất phát dưới ngưỡng cho trước để hệ thống có thể đạt được truyền thông hiệu quả.