CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
101 Bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương : thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Quang Đồng, Tống Khánh Linh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 21-23 .- 004

Bài viết đánh giá thực trạng và đưa ra khuyến nghị từ kết quả cuộc khảo sát: Đánh giá việc bảo vệ dữ liệu cá nhân trên các giao diện tương tác với người dân của chính quyền địa phương do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện và chia sẻ mới đây.

102 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ phân tích cạnh tranh / Đào Mạnh Thắng // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 31-33 .- 004

Hệ thống phân tích thông tin, dữ liệu lớn sẽ giúp các nhà chính sách, nhà quản lý đánh giá được hiện trạng khoa học và công nghệ của đất nước, xu thế phát triển của thế giới; phân tích được các tiềm năng và triển vọng của từng ngành, lĩnh vực, từ đó đề ra các chính sách phù hợp.

103 Công cụ thúc đẩy hiệu quả kinh doanh cho các dịch vụ có lượng người dùng lớn / Phan Xuân Hiếu, Trần Mai Vũ, Lê Đức Trọng, Lê Hoàng Quỳnh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 42-45 .- 004

Dự án “Nghiên cứu và phát triển nền tảng tự động phân tích và hiểu khách hàng ứng dụng trong bán lẻ, thương mại điện tử và quảng cáo trực tuyến” là 1 trong 32 dự án được Quỹ Đổi mới sáng tạo (VINIF) thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigData), Tập đoàn Vingroup tài trợ với tổng kinh phí 10 tỷ đồng. Đến nay, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, nhóm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu và đóng gói thành công 2 sản phẩm công nghệ chủ lực gồm: “DSMiner - hệ thống phân tích và thấu hiểu khách hàng” và “DSWatcher - hệ thống lắng nghe mạng xã hội”.

104 Mô hình học máy và một số thách thức bảo mật / Ngô Minh Phước // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 4 .- Tr. 59-61 .- 004

Mô hình học máy có thể được sử dụng để xây dựng các hệ thống phòng thủ như phát hiện mã độc và tấn công mạng, tuy nhiên chúng cũng nhanh chóng trở thành đối tượng tấn công mới của các tác nhân độc hại. Vì vậy, việc xây dựng các mô hình học máy mạnh mẽ, đáp ứng miễn nhiễm với sự can thiệp từ các tác nhân bên ngoài là điều cần thiết. Bài viết chỉ ra những thách thức bảo mật đối với mô hình học máy, từ đó đề xuất một số giải pháp phòng thủ bảo mật cho các mô hình này.

105 Xây dựng giải pháp đảm bảo tính bí mật và quyền riêng tư dựa trên Blockchain sử dụng công nghệ mật mã / Hoàng Sỹ Tương, Đỗ Quang Trung, Lục Như Quỳnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 01-06 .- 005

Ý tưởng của nghiên cứu này là áp dụng các bài toán bảo mật như mã hóa đồng cấu đầy đủ, chữ ký số đường cong elliptic (Elliptic curve digital signature algorithm - ECDSA), thuật toán mã băm an toàn (Secure hash algorithms - SHA) trong việc xây dựng đồng tiền ảo Bitcoin (BTC) của riêng mình dựa trên hệ thống Blockchain mà vẫn đảm bảo được tính bí mật và quyền riêng tư cho đồng tiền ảo được tạo ra.

106 Chiến lược bảo mật an toàn cho hệ thống điều khiển công nghiệp / Vũ Văn Duy, Trịnh Lương Miên // Tự động hóa ngày nay .- 2023 .- Số 265+266 .- Tr. 31-35 .- 005

Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về cấu trúc, đặc điểm các thành phần và truyền thông trong hệ thống điều khiển công nghiệp, cũng như phân tích các mối đe dọa tấn công mạng hệ thống điều khiển công nghiệp, tác giả đưa ra một số chiến lược và khuyến nghị hành động nhằm đảm bảo an ninh an toàn mạng cho hệ thống điều khiển công nghiệp.

107 Xây dựng ontology trợ giúp ra quyết định về đào tạo cho các trường Đại học ở Việt Nam / Nông Thị Hoa // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 33-42 .- 005

Trong bài báo này, một ontology được xây dựng để lưu trữ khoa học và hiệu quả thông tin về các khung chương trình trên web. Từ ontology này, mối liên hệ giữa các chuyên ngành, các môn học, các khóa học được trình bày trực quan, dễ hiểu và linh động dưới dạng các đồ thị cây. Các thông tin còn được suy diễn dựa trên mối quan hệ giữa các đối tượng trong ontology. Hơn nữa, các truy vấn thông tin còn được thực hiện nhanh chóng, chính xác. Các thực nghiệm được làm trên các khung chương trình đào tạo của Trường Khoa học Máy tính, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.

108 Đề xuất mô hình phát triển đại học thông minh dựa trên cấp độ trưởng thành và cấp độ thông minh / Nguyễn Hiếu Trung, Trương Xuân Việt, Trần Hoàng Việt, Lưu Trùng Dương, Lê Hoàng Thảo, Trương Quốc Định, Cù Vĩnh Lộc, Nguyễn Hoàng Việt // Khoa học & Công nghệ Đại học Duy Tân .- 2022 .- Số 6(55) .- Tr. 43-53 .- 004

Xây dựng mô hình chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong quản trị, đào tạo và nghiên cứu là mối quan tâm hàng đầu của các trừơng đại học. Xuất phát điểm và mục tiêu phát triển của môi trường là khác nhau, chính vì vậy cách tiếp cận trong quá trình đổi mới sáng tạo cũng rất khác nhau. Đề xuất một mô hình khái niệm cho việc phát triển đại học thông minh dựa theo lộ trình phát triển từng cấp độ trưởng thành và thông minh là mục tiêu chính của bài viềt.

109 Tính năng mới của phần mềm BIOKEYS: Hiển thị hình ảnh đặc điểm trong hộp thoại định loại / Nguyễn Văn Sinh, Nguyễn Thị Thanh Hương, Nguyễn Hùng Mạnh // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 01-05 .- 005

BIOKEYS là phần mềm được xây dựng trong môi trường phát triển DELPHI với ngôn ngữ lập trình cơ sở PASCAL. BIOKEYS cho phép tạo và làm việc với cơ sở dữ liệu sinh vật, tạo và làm việc với khóa số đa truy và lưỡng phân. Nghiên cứu này đã bổ sung tính năng hiển thị hình ảnh đặc điểm trong hộp thoại định loại.

110 Nghiên cứu đề xuất giải pháp IoT linh hoạt với mạng truyền thông vô tuyến và cảm biến đo lường, điều khiển / Cồ Như Văn, Lê Hùng Lân, Trần Ngọc Tú, Lê Hoàng Nam // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2023 .- Số 01 .- Tr. 32-37 .- 004

Các hệ thống IoT hiện tại được xây dựng chủ yếu cho bài toán cụ thể, thiếu khả năng mở rộng mạng kết nối và với các thiết bị ngoại vi khác nhau, dẫn đến tốn kém chi phí đầu tư, thời gian xây dựng hệ thống cũng như khả năng làm việc kém tin cậy. Bài báo đề xuất giải pháp IoT linh hoạt, có thể sẵn sàng ứng dụng cho các hệ thống ngoài trời, điển hình như: sản xuất nông nghiệp thông minh, chiếu sáng thông minh và giao thông thông minh…, nhằm đưa ra mô hình ứng dụng linh hoạt với cơ sở hạ tầng khác nhau cho mỗi ứng dụng, đem lại chất lượng làm việc cao, có khả năng mở rộng và tiết giảm thời gian, chi phí xây dựng hệ thống.