CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
561 Mạng an ninh công cộng dựa trên 3GPP ProSe/LTE-A / Đào Như Ngọc // Công nghệ Thông tin & Truyền thông .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 7/2016 .- Tr. 37-40 .- 004
3GPP ProSe trong Release 12 quy chuẩn kiến trúc và các thủ tục kết nối cho truyền thông trực tiếp D2D giữa các thiết bị đảm bảo độ trễ thấp và không phụ thuộc vào hạ tầng trạm thu phát, đáp ứng nhu cầu liên lạc khẩn cấp trong các tình huống thiên tai, tổ chức sự kiện, phòng chống bạo động…
562 Chuyển giao liền mạch trong môi trường mạng không đồng nhất WiMAX/LTE / ThS. Dương Thị Thanh Tú, Nguyễn Ngọc Tú // Công nghệ Thông tin & Truyền thông .- 2016 .- Số kỳ 1 tháng 7/2016 .- Tr. 41-45 .- 004
Giới thiệu giải pháp chuyển giao liền mạch trong môi trường mạng không đồng nhất WiMAX/LTE thông qua giao thức chuyển giao độc lập phương tiện MIH (Media Independent Handover) của IEEE 802.2.1.
563 Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay / TS. Nguyễn Thành Công // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2016 .- Số 03/2016 .- Tr. 48-55 .- 004
Tóm tắt sự phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ở Hà Nội từ năm 2011 đến nay. Khó khăn, hạn chế trong phát triển công nghiệp công nghệ thông tin ở Hà Nội thời gian qua. Một số giải pháp.
564 Thách thức, kinh nghiệm quốc tế và đề xuất một số nhiệm vụ nhằm thúc đẩy đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ở Việt Nam / ThS. Tô Hồng Nam // Công nghệ Thông tin và Truyền thông .- 2016 .- Số kỳ 2 tháng 3/2016 .- Tr. 14-18 .- 004
Khái quát một số bất cập trong đào tạo nhân lực công nghệ thông tin hiện nay ở nước ta, tổng kết kinh nghiệm quốc tế và đề xuất một số nhiệm vụ cụ thể tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin nước ta thời gian tới.
565 Thực trạng và đề xuất một số giải pháp thu hút nhân lực công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước / ThS. Tô Hồng Nam // Công nghệ Thông tin và Truyền thông .- 2016 .- Số kỳ 2 tháng 4/2016 .- Tr. 17-22 .- 004
Phân tích thực trạng và chế độ đãi ngộ đội ngũ lao động công nghệ thông tin làm việc trong cơ quan nhà nước hiện nay. Những giải pháp để tuyển dụng, thu hút chuyên gia công nghệ thông tin giỏi làm việc trong cơ quan nhà nước.
566 Chính sách can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông và một số khuyến nghị chính sách / Lê Duy Thắng // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 3-9 .- 327
Phân tích lập trường của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Nguyên nhân Mỹ can dự vào Biển Đông và phương thức can dự. Những tác động từ sự can dự của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông. Khuyến nghị về khả năng tận dụng sự can dự của Mỹ trong tranh chấp Biển Đông.
567 “Một vành đai một con đường” – Nấc thang mới trong cạnh tranh chiến lược Trung – Mỹ / TS. Hoàng Huệ Anh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 19-26 .- 327
Bài viết từ góc độ phân tích sự giằng co trong vai trò điều khiển luật chơi quốc tế qua chiến lược “xoay trục” và sáng kiến OBOR, ý đồ chiến lược trong việc triển khai OBOR để làm nổi bật đặc điểm, tính chất của quan hệ Trung – Mỹ. Tác giả cho rằng, cạnh tranh trong ràng buộc vẫn tiếp tục là xu thế chính của quan hệ Trung – Mỹ trong tương lai.
568 Sự trỗi dậy của Trung Quốc và một số tác động tới Liên minh Châu Âu / PGS. TS. Nguyễn An Hà // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 11/2016 .- Tr. 3-12 .- 327
Từ sau Đại hội lần thứ 18, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách phát triển của mình đến “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”, tìm kiếm một vị thế chính trị mới tương xứng với tầm vóc kinh tế của nó, hiện thực hóa “Giấc mộng Trung Hoa”. Trước việc Trung Quốc trỗi dậy, các học giả EU đã đưa ra quan điểm của mình và dự báo một số tác động tới Liên minh. Bài viết sẽ nghiên cứu về vấn đề đó.
569 Mục tiêu chiến lược của Nga trong chiến dịch quân sự tại Syria / ThS. Phan Thị Thu Dung // Nghiên cưu Châu Âu .- 2016 .- Số 1/2016 .- Tr. 13-21 .- 327
Phân tích tình hình hoạt động quân sự của Nga tại Syria, mục tiêu chiến lược của Nga trong chiến dịch quân sự tại Syria.
570 Một số quan điểm của EU về chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc / TS. Nguyễn Trường Giang // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 2/2016 .- Tr. 21-29 .- 327
Ngày 30/11/2015, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã bỏ phiếu thông qua và tuyên bố rằng Nhân dân tệ chính thức trở thành đồng SDR thứ năm trong rổ tiền tệ quốc tế kể từ ngày 01/10/2016, kết thúc giai đoạn nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Bài viết phân tích một số quan điểm của EU về chiến lược quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.