CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Công Nghệ Thông Tin
571 Chuyển hướng sang Châu Á – Thái Bình Dương: Chiến lược của EU so sánh với Mỹ / TS. Luận Thùy Dương // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 11-20 .- 327
Nhằm thích ứng với những phát triển mới của tình hình thế giới và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cả Mỹ và EU cũng chuyển hướng chiến lược hướng sang khu vực này. Tuy nhiên, mức độ điều chỉnh chiến lược của EU thấp hơn so với Mỹ về nhiều mặt. Nếu như Mỹ là một tay chơi thực sự ở khu vực, đã “xoay trục” chiến lược, tìm cách chi phối các quá trình đang diễn ra tại đây, thì EU mới chỉ chuyển hướng chiến lược, trục chính vẫn tập trung ở các khu vực khác, do đó, mức độ ảnh hưởng của EU đối với khu vực hạn chế hơn.
572 Quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan dưới thời chính quyền Bill Clinton / TS. Phạm Cao Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 3-14 .- 327.73051
Phân tích những thay đổi trong định hướng đối ngoại giữa Hoa Kỳ và Thái Lan, những chuyển biến trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Thái Lan. Thái Lan trong chiến lược mới của Hoa Kỳ, nhân tố Trung Quốc trong quan hệ hai nước…
573 Chính sách của Mỹ đối với Cuba dưới thời Tổng thống Obama từ năm 2009 đến nay / ThS. Lộc Thị Thủy // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 15-25 .- 327
Phân tích những nhân tố tác động tới chính sách của Mỹ đối với Cuba, chính sách của Mỹ đối với Cuba và một số đánh giá.
574 Quan hệ Mỹ - Pakistan sau sự kiện 11/9 / Nguyễn Khánh Vân // Châu Mỹ ngày nay .- 2016 .- Số 02/2016 .- Tr. 17-27 .- 327
Chuyển hướng quan hệ Mỹ - Pakistan dưới thời G. W. Bush và dưới thời Barack Obama. Một vài nhận định trong tương lai của hai nước.
575 Sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc và những hệ lụy đối với an ninh khu vực Biển Đông / TS. Đinh Tiến Hiếu // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 4-11 .- 327
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã dành những khoản ngân sách lớn đầu tư cho quân đội nói chung và hải quân nói riêng nhằm thao túng và độc chiếm Biển Đông để giải quyết vấn đề năng lượng trong nước, cũng như hiện thực tham vọng gây ảnh hưởng đến toàn thế giới, thỏa mãn giấc mộng siêu cường.
576 Một số nhân tố bên trong tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc hiện nay / TS. Trần Thọ Quang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 3-11 .- 327
Phân tích những tác động của hệ thống bộ máy và cơ chế ban hàng quyết sách của Trung Quốc trong hoạch định chính sách đối ngoại, những tác động của văn hóa chính trị đối với chính sách đối ngoại.
577 Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay / ThS. Huỳnh Phương Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 12-21 .- 327
Phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với các nước tiểu vùng sông Mekong, từ đó góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của các nước Tiểu vùng sông Mekong trong cuộc chiến tranh giành sự ảnh hưởng về chính trị, an ninh, kinh tế thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á.
578 Nhật Bản trong hoạt động hợp tác tình báo quân sự với Mỹ: Thành tựu và một số vấn đề đặt ra / Nguyễn Quốc Toàn // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 22-29 .- 327
Điểm lại đôi nét về hoạt động hợp tác tình báo một số bộ phận hợp thành hữu cơ trong quan hệ quân sự song phương giữa hai nước trong thời gian qua. Qua đó đưa ra một số nhận định về vấn đề này trong tương lai.
579 Cơ hội và thách thức trong quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành / ThS. Nguyễn Bích Ngọc // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 4/2016 .- Tr. 30-40 .- 327
Tập trung phân tích quá trình tham gia TPP của Nhật Bản và vai trò của TPP trong chiến lược liên kết khi vực của Nhật Bản? Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trong bối cảnh hình thành TPP.
580 Nhân tố Ấn Độ trong vấn đề Biền Đông hiện nay / ThS. Lê Thị Bích Ngọc, ThS. Bùi Anh Thư // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 01/2016 .- Tr. 23-30 .- 327
Phân tích tầm quan trọng của Biển Đông trong những tính toán chiến lược của Ấn Độ, cũng như vai trò, tác động của nhân tố Ấn Độ trong giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Từ đó nhấn mạnh rằng, Ấn Độ, mặc dù không tuyên bố chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông nhưng nước này cần lưu ý vai trì của mình như một bên chia sẻ lợi ích chung hợp pháp đối với an ninh và ổn định tại vùng biển chiến lược này.