CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
371 Thẩm định độ chính xác của bộ xét nghiệm tự pha để định lượng fructose trong tinh dịch phục vụ chẩn đoán vô sinh nam / Nguyễn Thị Trang, Trần Thị Hồng Nhung, Bùi Bích Mai, Trần Lê Giang // Khoa học và công nghệ Việt Nam .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.1-6 .- 572

Fructose được hình thành trong túi tinh dưới tác động của testosterone và được tiết ra cùng với tinh trùng qua ống dẫn tinh trong mỗi lần xuất tinh nên fructose được coi là chất sinh hóa phản ánh trung thực chức năng của các thành phần này. Nồng độ fructose trong tinh dịch bình thường khẳng định vai trò của các testosterone và chức năng của túi tinh, ống dẫn tinh bình thường, không gặp hiện tượng tắc nghẽn. Nghiên cứu này được thực hiện trên 30 nam giới đến khám và làm xét nghiệm tinh dịch đồ tại Trung tâm Tư vấn di truyền, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bộ kit tự pha theo phương pháp ROE cải tiến đã được sử dụng để định lượng nồng độ fructose trong tinh dịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ dung dịch TCA (Trichloroacetic acid – CCI3COOH) tối ưu là 10%; thành phần phức hợp màu gồm 2,5 ml HCL 30% và 0,25 ml resorciol 0,1%; độ lặp lại: CV%=1,407% (<5%); độ chụm trung gian: CV%=2,032% (<5%); độ đúng: t tn=0,906

372 Xây dựng quy trình phát hiện đồng thời Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax dựa trên kỹ thuật recombinase polymerase amplification / Nguyễn Ngọc Bảo Huy, Quan Quốc Đăng, Nguyễn Hoàng Chương // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.7-13 .- 572

Sốt rét là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các loài ký sinh thuộc chi Plasmodium. Ở Việt Nam, bệnh sốt rét chủ yếu do Plasmodium falciparum và Plasmodium vivax gây ra thông qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles. Bệnh sốt rét chủ yếu lưu hành tại vùng rừng, đồi núi, ven biển nước lợ ở Việt Nam, nơi mà các phương pháp chẩn đoán bệnh sốt rét khó được tiếp cận. Trong lúc vaccin cho sốt rét chưa được ứng dụng rộng rãi trong thực tế lâm sàng thì việc điều trị bệnh sốt rét phụ thuộc chủ yếu vào các thuốc chống sốt rét, đặc biệt khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Trong nghiên cứu này, kỹ thuật recombisnse polymerase amplification (RPA) được áp dụng nhằm phát triển quy trình xét nghiệm phát hiện đồng thời hai tác nhân chính gây bệnh sốt rét là P. falciparum và P. vivax. Kết quả nghiên cứu cho thấy: đã thiết kế thành công các cặp mồi đặc hiệu để nhân bản AND của P. falciparum và P. vivax trong phản ứng duplex RPA. Tiếp đến, các thông số của phản ứng duplex RPA như nhiệt độ phản ứng và thể tích phản ứng được tối ưu hóa nhằm giảm chi phí, đạt được hiệu quả tốt. Nghiên cứu cũng xây dựng phản ứng lai dựa trên kỹ thuật lateral flow strip với các mẫu dò đặc hiệu cho P. falciparum và P. vivax nhằm giảm thao tác và thời gian tiến hành cũng như nâng cao độ chính xác trong việc phát hiện sản phẩm RPA từ P. falciparum và P. vivax. Quy trình duplex RPA được ứng dụng để thử nghiệm trên 33 mẫu AND được tách chiết từ các mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm ký sinh trùng sốt rét và so sánh với quy trình monoplex real-time PCR. Kết quả phát hiện P. falciparum và P. vivax của 2 quy trình này là tương đồng. Quy trình phát hiện P. falciparum và P. vivax được xây dựng trong nghiên cứu này có khả năng được phát triển thành bộ kit phát hiện nhanh P. falciparum và P. vivax ứng dụng trong thực tế lâm sàng.

373 Đặc điểm kháng kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng Pseudomonas aeruginosa phân lập tại Bệnh viện Việt Đức / Vũ Thị Thu Hiền, Phạm Duy Thái, Trần Thị Vân Phương, Ngô Thị Hồng Hạnh, Bùi Thị Việt Hà, Trần Huy Hoàng // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.14-18 .- 572

Pseudomonas aeruginosa là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm trùng bệnh viện. Với cơ chế kháng đa dạng như sự biểu hiện quá mức của hệ thống bơm đẩy, giảm tính thấu màng ngoài (OM), hoặc sản sinh Beta-plactamase phân hủy kháng sinh nhóm Beta-lactama, P. aeruginosa có xu hướng kháng lại nhiều dòng kháng sinh, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Nghiên cứu nhằm tìm hiểu về đặc điểm kháng sinh và mối liên hệ kiểu gen của các chủng P. aeruginosa phân lập từ các mẫu bệnh phẩm (như dịch phế quản, đờm, nước tiểu…) thu thập tại Bệnh viện Việt Đức từ năm 2012 đến năm 2014. 70 chủng P. aeruginosa được tiến hành thử nghiệm MIC để kiểm tra tính nhạy cảm với kháng sinh. Kết quả cho thấy, hầu hết các chủng đã kháng lại các kháng sinh với mức độ và tỷ lệ cao: ceftazidime (85,7%), aztreonam (81,4%), imipenem (97,1%), amikacin (87,1%) và ciprofloxacin (87,2%). Đồng thời, kỹ thuật điện di xung trường PFGE được thực hiện để đánh giá mối liên hệ kiểu gen của các chủng vi khuẩn. Kết quả chỉ ra các chủng P. aeruginosa trong nghiên cứu có sự da dạng về kiểu gen, được chia thành 11 nhóm với độ tương đồng >80%. Các chủng trong cùng một nhóm kiểu gen phần lớn được phân lập từ mẫu dịch phế quản và ở Khoa Hồi sức.

374 Bào chế và đánh giá động học phóng thích viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước / Nguyễn Hữu Vĩnh Trung, Nguyễn Thiện Hải, Phạm Đình Duy // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.19-24 .- 572

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm bào chế viên nén metformin hydroclorid 750 mg phóng thích kéo dài (PTKD) với hệ tá dược tạo khung matrix thân nước có độ giải phóng hoạt chất (GPHC) tương đương với viên đối chiếu Glucophage XR 750 theo tiêu chuẩn USP 40 và xác định cơ chế GPHC. Viên đối chiếu Glucophage XR 750 được khảo sát tính chất lý hóa như hình thức viên, khối lượng trung bình, độ cứng, độ mài mòn, độ ẩm, định tính, định lượng và độ GPHC để làm cơ sở cho việc so sánh với viên nghiên cứu có cùng hàm lượng. Viên nghiên cứu được bào chế bằng phương pháp xát hạt ướt với sự thay đổi tỷ lệ và thành phần tá dược, sau đó so sánh với viên đối chiếu. Phần mềm DDSolver được sử dụng để khảo sát động học phóng thích và cơ chế GPHC của viên. Kết quả cho thấy, viên nghiên cứu có công thức gồm 7,5% gôm xanthan, 7,5% Acrypol 971p và 15% magiê nhôm silicate làm tá dược tạo khung, quá trình GPHC tương đương vưới viên đối chiếu trong môi trường Ph 6,8 (F2=71,16, tiến hành tương tự Test 1 USP 40) khi dùng giỏ quay với tốc độ 100 vòng/phút. Viên nghiên cứu đồng thời cũng đạt các Test 1, 3, 8, 10, 11 của USP 40 về độ hòa tan, có động học phóng thích hoạt chất tuân theo mô hinhg động học Korsmeyer-Peppas (R2=0,98; AIC=39,59), phương trình % GPHC tích lũy, do đó cơ chế GPHC chủ đạo là khuếch tán và ăn mòn. Viên nghiên cứu metformin hydroclorid 750 mg đã được bào chế đạt yêu cầu phóng thích hoạt chất kéo dài tương đương với viên đối chiếu.

375 Điều chế SMEDDS chứa cao diếp cá toàn phần và khảo sát tác động kháng viêm cấp tính của hệ / Ngô Tiến Thịnh, Vũ Anh, Trần Lê Tuyết Châu // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.25-29 .- 572

Hệ thống chuyển giao thuốc dạng vi tự nhũ (self-microemulsifying drug delivery system, SMEDDS) thường gọi là hệ vi tự nhũ chứa cao diếp cá (DC) toàn phần (SMEDDS-DC) được điều chế nhằm cải thiện độ ổn định của quercitrin – một thành phần có hoạt tính trong cao DC, đồng thời hoạt tính kháng viêm cấp của hệ SMEDDS-DC đã được đánh giá trên mô hình gây viêm bằng carrageenan. Thành phần của SMEDDS-DC gồm cao DC toàn phần (20%, kl,kl), dầu mè (20%, kl,kl), tween 80 (52%, kl,kl), glycerol (8%, kl,kl). Hệ có kích thước tiểu phân trung bình khoảng 184,9+-1,72 nm (PdI 0,343+-0,004) và thế zêta trung bình khoảng -32,77+-1,21 Mv. Tác động kháng viêm cấp của hệ trên mô hình gây viêm bằng carrgeenan cho thấy hệ SMEDDS-DC thể hiện tác động điều trị viêm cấp tính ở liều 430 mg/kg và 860 mg/kg từ 1 giờ sau khi cho chuột uống thuốc.

376 Phân loại 2 chủng vi nấm phân lập tại Viện 69 và xác định khả năng phân giải một số cơ chất sinh học của chúng / Phùng Công Thưởng, Nguyễn Văn Bắc, Nguyễn Cao Vũ // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.30-35 .- 572

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu định danh 2 chủng vi nấm bằng phương pháp hình thái và giải trình tự gen đoạn ITS rDNA, đồng thời xác định khả năng phân giải các cơ chất collagen, gelatin, cellulo của chúng. Các phương pháp thực hiện bao gồm: nghiên cứu thực nghiệm, mô tả, so sánh các dữ liệu thu thập được với dữ liệu khóa phân loại và dữ liệu genbank. Nghiên cứu được tiến hành trên 2 chủng vi nấm phân lập được ở Viện 69. Kết quả cho thấy, chủng ĐTĐL-032 thuộc về loài Aspergillus versicolor và chủng DDTDDL-207 thuộc về loài Aspergillus sydowi. Đây là 2 loài vi nấm cùng nhóm (Aspergillus versicolor group), chúng có đặc điểm hình thái khá giống nhau và gần gũi nhau về mặt di truyền. Chủng vi nấm ĐTĐL-032 có khả phân hủy cơ chất collogen và genlatin, chủng ĐTĐL-207 có khả năng phân hủy 3 cơ chất collogen, gelatin, cellulo.

377 Nghiên cứu nuôi trồng lan Hoàng thảo Nghệ tâm (Dendrobium loddigesii Rolfe) ở giai đoạn vườn ươm / Nguyễn Thị Lài, Vũ Mạnh Hải, Phạm Hương Sơn, Phạm Minh Duy, Bùi Thị Thanh Phương // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.36-39 .- 330

Lan Hoàng thảo Nghệ tâm (Dendrobium loddigesii Rolfe) là loài lan rừng đẹp, có giá trị y học và kinh tế cao. Kết quả nghiên cứu nuôi trồng lan Nghệ tâm ở giai đoạn vườn ươm cho thấy, thời vụ thích hợp đưa cây con in vitro ra vườn ươm là vụ Thu, hỗn hợp rêu + đá bọt (tỷ lệ 50:50) được xác định là giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con trong vườn ươm, sau 12 tuần nuôi trồng, tỷ lệ đạt 94%, chiều cao cây đạt 7,8 cm, 7,2 lá/cây và 3,9 rễ mới/cây. Phun chế phẩm dinh dưỡng B1 Thái Lan định kỳ 1 tuần/lần với liều lượng 2 ml/l có tác dụng làm cho cây mập, cao, ra nhiều lá, nhiều rễ (chiều cao cây đạt 9,1 cm, 7,93 lá/cây và 4,6 rễ mới/cây) sau 12 tuần nuôi trồng.

378 Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam / Đoàn Thị Bắc, Lê Tất Khương, Kouichi Omura, Lê Thị Minh Hằng, Đào Văn Minh, Tạ Thu Hằng // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.40-44 .- 330

Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng quả cam/ Đoàn Thị Bắc, Lê Tất Khương, Kouichi Omura, Lê Thị Minh Hằng, Đào Văn Minh, Tạ Thu Hằng// Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam B .- 2018 .- Số 12 (Tập 60) .- Tr.40-44. Nội dung: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan đến chất lượng và giảm tổn thất sau thu hoạch của quả cam được tiến hành trên thực nghiệm bảo quản quả cam Valencia 2 tại phòng thí nghiệm thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng. Quả cam được thu hoạch với độ chín vỏ quả 80%. Sau khi sơ chế được bảo quản bằng hai công thức (CT): (1) Đối chứng (ĐC) được bảo quản bằng tủ lạnh Sanky nhiệt độ 2-4 độ C; (2) Bảo quản lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt độ 2 độ C, điện thế 3.500 V. Qua 4 tháng, quả cam được bảo quản bằng tủ lạnh thường có sự suy giảm chất lượng nhanh, đặc biệt là sự suy giảm khối lượng và chất lượng quả cam. Qủa cam được bảo quản bằng công nghệ Hyokan hạn chế hao hụt khối lượng, giữ độ tươi, hương vị, màu sắc vỏ quả và chất lượng dinh dưỡng tốt. Vì vậy, công nghệ Hyokan được coi là công nghệ mới đầy triển vọng trong việc bảo quản lâu dài quả cam.

379 Ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến quá trình nhân giống Spirulina platensis nước lợ phục vụ sản xuất sinh khối tại tỉnh Thanh Hóa / Trần Bảo Trâm, Nguyễn Thị Hiền, Phan Xuân Bình Minh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trương Thị Chiên, Phạm Hương Sơn // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.45-49 .- 363

Kết quả khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nhân giống ở hệ thống nuôi khí phục vụ sản xuất của hai chủng Spirulina platensis thu thậptại Thanh Hóa (TH) và Bình Thuận (BT2) đã cho thấy, cả hai chủng đều sinh trưởng tốt trong môi trường nước lợ với pH cao (10 với chủng TH và 9,5 với chủng BT2). Nhiệt độ thích hợp trong điều kiện phòng nhân giống khoảng 30 độ C cho cả 2 chủng thí nghiệm. Với chu kỳ chiếu sáng:tối là 12:12 giờ thì cường độ ánh sáng thích hợp cho chủng TH và BT2 là 4.000 và 3.000 lux, sinh khối cực đại ở ngày nuôi thứ 8 với mật độ quần thể (OD560) tương ứng đạt 1,42 và 1,33.

380 Nghiên cứu nhân giống in vitro cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn.) từ nuôi cấy đỉnh sinh trưởng / Nguyễn Thị Lài, Phạm Hương Sơn, Bùi Thị Thanh Phương, Phạm Minh Duy, Đỗ Thị Thơm, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Ích Tân // .- 2018 .- Số 12(Tập 60) .- Tr.50-54 .- 572

Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành nhân giống in vitro cây Sâm cau thông qua phương pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng, kết quả cho thấy trên môi trường MS + 30 g/l sucrose + 5,5 g/l agar + 200 mll/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 1,5 mg/l TDZ + 0,5 mg/l IBA + 1,0 mg/l AgNO3 + 50 mg/l tảo Spirulina là thích hợp nhất cho nhân nhanh chồi in vitro, với số chồi 20,8 chồi/mẫu và 5,2 lá/cây, sau 6 tuần nuôi cấy. Tỷ lệ chồi ra rễ cao nhất, chất lượng bộ rễ tốt nhất trong môi trường MS + 30 g/l sucrose +5,5 g/l agar + 200 ml/l nước dừa + 1 g/l than hoạt tính + 0,5 mg/l IBA. Hỗn hợp đất mùn + vụn xơ dừa (tỷ lệ 70:30) được xác định là giá thể phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây con trong vườn ượm, sau 10 tuần nuôi trồng, tỷ lệ sống đạt 98%, chiều cao cây đạt 16,6 cm, 6,9 lá/cây và 6,3 rễ mới/cây.