CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Công Nghệ Thông Tin

  • Duyệt theo:
21 Tiến trình phát triển của các chính sách luồng dữ liệu xuyên Đại Tây Dương EU - Mỹ / Trịnh Thị Thu Vân // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 30-37 .- 004

Mâu thuẫn chính giữa EU và Mỹ về quản trị dữ liệu: Khác biệt về quan điểm định hướng theo quyền công dân và định hướng theo thị trường; Khác biệt giữa pháp luật thống nhất và pháp luật phi tập trung; Phạm vi “ngoại lệ về an ninh quốc gia” không thống nhất. Ba nội dung chính của “Thỏa thuận Khung quyền riêng tư dữ liệu EU-Mỹ”: Hạn chế hoạt động của các cơ quan tình báo Mỹ; Cải thiện các kênh cứu trợ; Tăng cường cơ chế rà soát, giám sát.

22 Phát triển lĩnh vực bảo hiểm an ninh mạng góp phần nâng cao năng lực phòng thủ mạng / Trần Văn Liệu // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 52-57 .- 005

Xu thế bảo hiểm an ninh mạng (ANM): 2 loại hình bảo hiểm chính: Bảo hiểm tài sản ANM; Bảo hiểm trách nhiệm ANM; Chức năng của bảo hiểm ANM: công cụ quản trị bổ sung; công cụ nâng cao nghĩa vụ. Tình hình phát triển bảo hiểm ANM tại một số nước. Kiến nghị thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm ANM tại Việt Nam: Đối với chính phủ: Xây dựng nền tảng pháp lý để làm cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm ANM; tăng cường hỗ trợ tài chính và ưu đãi thuế để thúc đẩy thị trường; Đối với doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm: Mở rộng loại hình bảo hiểm; Xây dựng nền tảng chia sẻ dữ liệu để nâng cao khả năng định giá bảo hiểm ANM.

23 Bài toán về hệ thống hóa quá trình sàng lọc thông tin trước sự trỗi dậy của thuật toán thông minh / Hồ Mạnh Tùng, Nguyễn Tô Hồng Kông // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 66-71 .- 004

Bài viết giới thiệu những phát triển gần đây về các mô hình khoa học hành vi liên quan tới sự chấp nhận công nghệ, và kết nối mảng nghiên cứu này tới một cách tiếp cận về sự chắt lọc thông tin/giá trị. Trong đó, sơ lược hai mô hình hành vi liên quan trực tiếp đến các nghiên cứu về chấp nhận công nghệ.

24 Các vấn đề và giải pháp đảm bảo an toàn định tuyến trên Internet / Phan Xuân Dũng, Nguyễn Xuân Trường // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 10-21 .- 004

Việc đảm bảo an toàn thông tin (ATTT) cho BGP có vai trò đặc biệt quan trọng để đảm bảo truy cập an toàn. Tìm hiểu về giao thức định tuyến dữ liệu (BGP): BGPlàgì?; Vai trò của BGP đối với Internet; BGP hoạt động như thế nào?. Các vấn đề an toàn định tuyến BGP. Một số giải pháp giảm thiểu rủi ro trong định tuyến.

25 An toàn định tuyến Internet thách thức đối với hoạt động Internet Việt Nam / Nguyễn Minh Hải // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 22-29 .- 004

Sự phát triển nhanh chóng của Internet phát sinh nhiều rủi ro. Công nghệ xác thực thông tin định tuyến đảm bảo an toàn hoạt động Internet (RPKI) đã có nhiều giải pháp đáng tin cậy như: BGPSec (BGP Security Protocol); RPKI (Resource Public Key Infrastructure). Công nghệ mã hóa và xác thực thông tin vùng IP (RPKI) đã được Tổ chức tiêu chuẩn Internet IETF chuẩn hóa đưa vào sử dụng. Ứng dụng RPKI trong đảm bảo hoạt động định tuyến. Mở rộng triển khai RPKI trên hạ tầng Internet Việt Nam.

26 An toàn DNS / Nguyễn Văn Trí // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 30-37 .- 005

DNS là thành phần trung tâm của Internet và là điểm xâm nhập được biết đến rộng rãi của các cuộc tấn công mạng. Các dạng tấn công hệ thống DNS phổ biến và nghiêm trọng: Giả mạo DNS (DNS Spoofing); Tấn công khuếch đại DNS (DNS Amplification Attack); Tấn công chiếm quyền điều khiển DNS (DNS Hijacking); Tấn công đường hầm DNS (DNS Tunnelling). VNNIC đang triển khai tại Việt Nam: Chương trình giảm thiểu lạm dụng hệ thống tên miền (DNS); Bảo đảm An toàn DNS, vì một Internet “Xanh-Sạch”; Triển khai các giải pháp an toàn DNS tại Việt Nam.

27 Chuyển đổi IPv6 cho hạ tầng Internet Việt Nam / Nguyễn Thị Oanh // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 38-45 .- 005

Cạn kiệt IPv4 tác động tới phát triển Internet. Lợi thế của IPv6. Việt Nam triển khai sớm IPv6. Kế hoạch chuyển đổi IPv6 năm 2024 của Việt Nam: 100% người dân truy cập Internet băng rộng qua IPv6; Cơ quan nhà nước: Triển khai 3 bước cuối trong lộ trình “3 giai đoạn - 10 bước chuyển đổi IPv6”; Cung cấp dịch vụ IPv6 mặc định cho các dịch vụ IDC, Cloud; Thúc đẩy trao đổi lưu lượng IPv6 trong nước.

28 Lý do nên chuyển đổi sang IPv6-only và giải pháp / Nguyễn Văn Bình // .- 2024 .- Số 5 - Tháng 5 .- Tr. 46-55 .- 005

IPv6 Dual-stack là phương án an toàn, được khuyến cáo và sử dụng nhiều nhất trong việc chuyển đổi các hệ thống mạng sang IPv6 nhưng đó chỉ là bước trung gian để hướng đến mục tiêu cuối cùng IPv6 Single-Stack hay IPv6-Only.

29 Biểu diễn dữ liệu dạng điểm với thư viện Matplotlib của Python / Phạm Hữu Lợi // .- 2024 .- Số 9 (431) - Tháng 5 .- Tr. 34-35 .- 004

Nghiên cứu về thư viện mã nguồn mở Matplotlib của Python để biểu diễn và trực quan dữ liệu dạng điểm. Qua phần thử nghiệm, dữ liệu dạng điểm được trực quan bằng các loại biểu đồ và đồ thị khác nhau từ đó dễ dàng phân tích và nắm bắt được sự tương quan của dữ liệu này. Từ đó, có thể đưa vào các ứng dụng cụ thể như biểu diễn đường bình độ, biểu diễn bề mặt và hiển thị các dữ liệu nhiễu trong dữ liệu đo đạc bản đồ.

30 Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tại Việt Nam / Nguyễn Bích Ngọc, Đàm Hà Linh, Hoàng Gia Bảo Trịnh Thị Thu Hằng, Nguyễn Khánh Huyền, Lê Quang Huy // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 89-91 .- 004

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của Việt Nam thông qua Chỉ số sẵn sàng mạng (Network Readiness Index). Mức độ sẵn sàng chuyển đổi số tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao và tạo ra dòng chảy thương mại tích cực. Bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và thống kê mô tả, bài nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng mức độ sẵn sàng chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022, từ đó gợi ý một số giải pháp, khuyến nghị từ cấp độ doanh nghiệp đến cấp độ chính phủ.