CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
4521 Kiến trúc - Công trình - Động đất / PGS. Lê Kiều // Xây dựng .- 2011 .- Số 517/2011 .- Tr. 44 – 46 .- 624
Trình bày khái niệm động đất, đánh gía cường độ động đất. Từ đó đưa ra những tiêu chuẩn trong khi xây dựng công trình để tránh hư hại khi có động đất xảy ra.
4522 Nghiên cứu gia tăng tốc độ cố kết của nền đường đầu cầu bằng bấc thấm kết hợp hạ mực nước ngầm / Trần Xuân Thọ, Đặng Minh Hoàn // Xây dựng .- 2011 .- Số 517/2011 .- Tr. 57 – 60 .- 624
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có tầng đất phù sa khá dày và tập trung đất sét yếu. Đa số các tuyến đường đều đi qua những vùng đất yếu thường gặp các hiện tượng lún, mất ổn định đặc biệt là phần nền đường đầu cầu. Nhiều giải pháp xử lý đã được áp dụng tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề trong công tác xử lý nền. Hiện nay, có nhiều biện pháp xử lý nền đất yếu dưới nền đường đắp cao. Phương pháp xử lý đất yếu bằng bấc thấm kết hợp hạ mức nước ngầm (MNN) có những ưu điểm vượt trội. Công trình “Đường hành lang ven biển phía nam” được nghiên cứu để ứng dụng công nghệ này.
4523 Thiết kế - Thi công: Yếu tố thành công của các dự án lớn ở Việt Nam / Đặng Ngọc Châu, Lê Hoài Long // Xây dựng .- 2011 .- Số 517/2011 .- Tr. 70 – 74 .- 624
Xác định các yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến thành công của dự án tổng thầu thiết kế - thi công. Qua đó đề ra các chiến lược để quản lý những dự án tốt hơn.
4524 Nghiên cứu thiết kế thành phần bê tông hạt nhỏ chất lượng cao chịu mài mòn dùng cho các công trình thủy công / Hoàng Văn Tần, Phạm Hữu Hanh, Nguyễn Ngọc Lâm // Xây dựng .- 2011 .- Số 517/2011 .- Tr. 75 – 79 .- 624
Giới thiệu phương pháp thiết kế thành phần bê tông chất lượng cao với kích thước dạng hạt nhỏ dùng làm lớp ngoài cho các công trình thủy công.
4525 Đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu trong trường hợp thiếu số liệu quan sát, đo đạc / ThS. Nguyễn Thanh Hưng // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2011 .- Số 01/2011 .- Tr. 18-25. .- 624
Trình bày phương pháp đánh giá khả năng chịu lực của công trình hiện hữu, sau đó áp dụng tính toán cho một công trình nhà khung bê tông cốt thép tại thị xã Cửa Lò – Nghệ An.
4526 Các giải pháp cấp thoát nước đô thị bền vững để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu / PGS. TS. Nguyễn Việt Anh // Xây dựng .- 2011 .- Số 2/2011 .- Tr. 45-49 .- 624
Trình bày các phương thức tiếp cận bền vững trong thoát nước đô thị, một số mô hình quản lý nước đô thị, đề xuất tổ chức thoát nước cho các đô thị Việt
4527 Một giải pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng tránh ngập lụt tại các đô thị khu vực cửa sông ven biển / Nguyễn Trung Kiên // Xây dựng .- 2011 .- Số 02/2011 .- Tr. 57-58. .- 624
Trình bày đôi nét thực trạng ngập lụt đô thị do nước biển dâng, một số cơ sở tự nhiên, kinh tế, xã hội. Một số giải pháp tạo hồ điều hòa tự nhiên trước biển.
4528 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới tiết kiệm năng lượng / TS. Mai Ngọc Tâm // Xây dựng .- 2011 .- Số 02/2011 .- Tr. 61-62. .- 624
Trình bày một số giải pháp mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng cần phải tiến hành để chống lại sự ấm lên của trái đất như: Triệt để tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu trong sản xuất xi măng, phát triển vật liệu không nung, hạn chế sử dụng gạch đất sét nung, nghiên cứu ứng dụng tái chế chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng, nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu phù hợp cho các vùng chịu nhiều thiên tai, ngập lụt, nước biển dâng.
4529 Nghiên cứu khoảng cách chốt nối trong các mối nối cấu kiện gỗ (loại có mang suốt) / TS. Trần Minh Đức, KS. Lê Anh Dũng // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2011 .- Số 1/2011 .- Tr. 26-31 .- 624
Trình bày một số kết quả nghiên cứu về khoảng cách hợp lý giữa các chốt của một số dạng liên kết trong tu bổ kết cấu dầm gỗ.
4530 Ứng dụng phương pháp đo cao hình học trong quan trắc độ võng của hệ dầm thép khẩu độ lớn / KS. Nguyễn Văn Xuân, ThS. Lê Văn Hùng // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2011 .- Số 01/2011 .- Tr. 39-44 .- 624
Dự án 239/ 05 - Bộ Công an được xây dựng trên diện tích 5, 8ha là tổ hợp đa chức năng với tính kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, nhà thiết kế đã đưa ra giải pháp thiết kế hệ dầm thép với khẩu độ nhịp là 43m, cao 8m và được lắp đặt ở độ cao 31m so với chân công trình. Hệ dầm gồm 4 dầm thép được đặt lên 4 vách bê tông cốt thép dày 1.4m. Do phải đỡ tải trọng của 10 tầng nên hệ dầm thép bị võng, các nhà thiết kế đã tính toán giá trị độ võng dự kiến của hệ dầm thép. Để theo dõi và đưa ra giá trị độ võng thực tế của hệ dầm thép trong quá trình chất tải, Trung tâm Tư vấn Trắc địa và Xây dựng đã được giao nhiệm vụ quan trắc độ võng của hệ dầm thép này. Căn cứ vào những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật và trang thiết bị cùng với đặc điểm kết cấu của hệ dầm thép, Trung tâm Tư vấn Trắc địa và Xây dựng đã lựa chọn phương pháp đo cao hình học để quan trắc độ võng hệ dầm thép trên. Bài báo này nêu chi tiết phương pháp quan trắc hệ dầm thép bằng phương pháp đo cao hình học.