CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
3181 Ảnh hưởng của cường độ bê tông đến hiệu năng gia cường kháng cắt của tấm CFRP trong dầm bê tông tiết diện chữ T ứng suất trước / TS. Đặng Đăng Hùng, ThS. Võ Lê Ngọc Điền, PGS. TS. Nguyễn Minh Long // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 41-46 .- 624
Làm sáng tỏ hơn ảnh hưởng của cường độ bê tông, hàm lượng tấm gia cường, tương tác cốt đai với tấm kháng cắt CFRP, sơ đồ gia cường (liên tục và rời rạc) đến ứng xử và khả năng kháng cắt của dầm bê tông ứng suất trước tiết diện chữ T và phân tích ảnh hưởng tương tác giữa các yếu tố này đến hiệu quả gia cường kháng cắt của tấm CFRP đối với dầm bê tông ứng suất trước.
3182 Nghiên cứu xác định mô-đun đàn hồi bằng thí nghiệm kéo gián tiếp tải trọng lặp và hệ số lớp ai của bê tông nhựa rỗng thoát nước phục vụ thiết kế kết cấu mặt theo AASHTO / ThS. Nguyễn Văn Thành, PGS. TS. Vũ Đức Chính // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 47-50 .- 624
Trình bày phương pháp thí nghiệm và kết quả xác định mô-đun đàn hồi bằng thí nghiệm kéo gián tiếp tải trọng lặp và hệ số lớp ai phục vụ thiết kế kết cấu mặt đường theo AASHTO 1993 (22TCN 274:2001) của bê tông nhựa rỗng thoát nước cỡ hạt lớn nhất danh định 12,5.
3183 Khảo sát sự chênh lệch nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô khu vực miền Trung / ThS. Phạm Đăng Nguyên, ThS. Nguyễn Văn Tươi, KS. Phạm Đăng Nhân, GS. TS. Phạm Huy Khang // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 51-53 .- 624
Trình bày việc khảo sát hiện trường trên mặt đường bê tông xi măng đo đạc thu thập các số liệu về nhiệt độ không khí, nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường ở các độ sâu khác nhau: 5cm, 10cm, 15cm, 20cm, 25cm, kết hợp với vận tốc gió và độ ẩm môi trường ở một số trạm trong khu vực miền Trung. Từ các kết quả thực nghiệm trên tìm ra sự biến thiên nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng, sự chênh lệch nhiệt độ giữa mặt trên và mặt dưới của tấm, mối liên hệ của các tham số liên quan giữa nhiệt độ môi trường, vận tốc gió, độ ẩm với.
3184 Tính toán lựa chọn chiều dày hợp lý lớp bê tông nhựa theo chỉ tiêu độ bền cắt trượt trong kết cấu áo đường mềm đường ô tô / KS. Nguyễn Tiến Sỹ, GS. TS. Phạm Cao Thăng // Xây dựng .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 54-56 .- 624
Trình bày cơ sở tính toán xác định chỉ tiêu ứng suất cắt trượt trong lớp bê tông nhựa do tải trọng bánh xe gây ra, từ đó khảo sát đánh giá độ lớn của ứng suất cắt trượt phụ thuộc chiều dày lớp bê tông nhựa và cường độ các lớp vật liệu. Từ cơ sở tính toán trên giúp cho người kỹ sư thiết kế lựa chọn được chiều dày hợp lý lớp bê tông nhựa trong kết cấu áo đường mềm theo điều kiện ổn định cắt trượt lớp bê tông nhựa.
3185 Xác định sức kháng cắt của bê tông nhựa bằng thí nghiệm nén 3 trục / ThS. Ngô Ngọc Quý, PGS. TS. Trần Thị Kim Đăng // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số tháng 12/2016 .- Tr. 57-60 .- 624
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực nghiệm về cường độ cắt trượt (lực dính đơn vị và góc nội ma sát) của hỗn hợp bê tông asphalt sử dụng thí nghiệm nén ba trục, được thực hiện ở Phòng Thí nghiệm nén ba trục, được thực hiện ở phòng thí nghiệm công trình – Trường Đại học Giao thông vận tải. Mẫu thí nghiệm được chế bị từ hỗn hợp bê tông asphalt chặt thông thường có đường kính hạt cốt liệu lớn nhất 19mm sử dụng nhựa đường 60/70.
3186 Nghiên cứu sử dụng tro đáy làm móng mặt đường ô tô / ThS. Bùi Tuấn Anh, ThS. Phạm Thị Thảo, ThS. Trịnh Thanh Tùng // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 61-63 .- 624
Trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu bước đầu trong phòng thí nghiệm sử dụng tro đáy làm móng mặt đường ô tô.
3187 Nghiên cứu đề xuất phương án lựa chọn đầu tư nâng cấp cải tạo các tuyến đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh / KS. Lê Ngọc Phước, TS. Nguyễn Xuân Long // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 64-68 .- 624
Thông qua việc thu thập dữ liệu các tuyến đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh từ Khu quản lý giao thông đô thị số 4, tác giả tiến hành xây dựng mô hình về quản lý đường bộ và kiểm tra mô hình đề xuất.
3188 So sánh các phương pháp phân tích tính toán vùng chịu lực cục bộ xà mũ trụ hẹp thân đặc trong công trình cầu / KS. Hồ Vĩnh Hạ, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Long, TS. Ngô Văn Minh // .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 69-71 .- 624
Làm rõ phạm vi áp dụng của giả thiết mặt cắt phẳng và giả thiết mô hình hệ thanh trong phân tích tính toán xà mũ trụ, đồng thời so sánh việc tính toán theo phương pháp cổ điển và theo phương pháp phần tử hữu hạn.
3189 Nghiên cứu ứng dụng thiết bị giảm chấn chủ động TRD cho cầu treo dây võng Thuận Phước / ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa, TS. Nguyễn Hữu Hưng, TS. Nguyễn Việt Khoa // Giao thông Vận tải .- 2016 .- Số 12/2016 .- Tr. 75-80 .- 624
Phân tích lựa chọn mô hình thiết kế bộ giảm chấn chủ động TRD (Twin Rotor Dampers) để giảm dao động và nâng vận tốc gió khai thác cho cầu treo dây võng Thuận Phước.
3190 Đánh giá tuổi thọ mỏi còn lại của kết cấu nhịp cầu giàn thép thông qua kết quả đo / TS. Nguyễn Hữu Hưng, ThS. Trần Minh Long, TS. Trần Thị Thu Hằng // .- 2017 .- Số 1+2/2017 .- Tr. 33-39 .- 624
Đánh giá tuổi thọ còn lại của kết cấu là một bài toán rất quan trọng, kết quả đánh giá giúp các nhà quản lý có phương án tối ưu cho kết cấu của mình đồng thời cũng giúp cho kỹ sư thiết kế thấy được sự làm việc thực tế của các bộ phận chính trong kết cấu. Tuổi thọ của kết cấu nhịp cầu thép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong bài báo này, nhóm nghiên cứu tập trung phân tích tuổi thọ mỏi còn lại của kết cấu nhịp cầu giàn thép từ kết quả đo đạc thực tế, có đưa vào các hệ số điều chỉnh lấy từ mô phỏng số. Phương pháp phân tích trong bài báo dựa vào phương pháp Palmren-Miner.