CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
2871 Nghiên cứu giải pháp tổ hợp xử lý sụt trượt bờ dốc quy mô lớn khu vực đồi Ông Tượng, Tp. Hòa Bình / TS. Nguyễn Đức Mạnh // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 108 - 111 .- 624
Bờ dốc khu vực phía sau Tỉnh ủy Hòa Bình, thuộc sườn đồi Ông Tượng đã xảy ra sụt trượt khi đang thi công xây dựng hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Việc thi công xử lý không kịp thời khiến cho vị trí bờ dốc mất ổn định lần thứ nhất mở rộng và diễn biến ngày càng phức tạp qua mỗi mùa mưa. Từ kết quả khảo sát và nghiên cứu thực tế, sử dụng kết hợp đồng thời nhiều giải pháp như điều chỉnh địa hình bờ dốc, cọc khoan nhồi, đất đắp có cốt lưới địa kỹ thuật, đinh đất, thoát nước mặt và nước ngầm, bảo vệ mái bằng trồng cỏ trong khung bê tông cốt thép có neo, gia cố bờ dốc bằng cọc đất xi măng... để ổn định bờ dốc tại đây. Giải pháp xử lý tổng hợp này đã phát huy tác dụng, bờ dốc đã ổn định sau mùa mưa vừa qua.
2872 Nghiên cứu hiệu quả giảm chấn khi áp dụng gối con lắc hai mặt trượt ma sát chống động đất cho cầu dây văng có cấu tạo trụ neo / PGS.TS. Hoàng Phương Hoa, TS. Bùi Trung Việt, ThS. Tôn Trọng Quang // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 44- 51 .- 624
Nghiên cứu hiệu quả giảm chấn khi sử dụng gối DFP so với các loại gối thông thường như: Gối chậu, gối cao su lõi chì dùng trong kết cấu cầu dây văng có bố trí trụ neo. Hiệu quả giảm chấn đối với nội lực và chuyển vị của kết cấu dầm, tháp và tại vị trí của trụ neo sẽ được khảo sát chi tiết. Phần mềm Midas-Civil đã được áp dụng nhằm khảo sát hiệu quả của gối con lắc hai mặt trượt ma sát so với các loại gối thông thường khác.
2873 Nghiên cứu tính toán đoạn quá độ giữa nền đường và kết cấu cứng đường sắt cao tốc dạng tấm bản / KS. Vũ Đoàn Quân, TS. Nguyễn Hồng Phong, Chu Quang Chiến // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 61 - 63 .- 624
Hiện nay, việc tính toán đoạn quá độ nền đường và kết cấu cứng của đường sắt cao tốc kiểu tấm bản còn chưa được quan tâm ở Việt Nam. Bài báo sử dụng phương pháp phân tích hình học đã phân tích được tham số ảnh hưởng tới việc thiết kế chiều dài nền đường đoạn quá độ là góc gẫy nền ray và thông qua kết quả của nghiên cứu động lực học ngẫu hợp toa xe - đường ray xác được được trị số góc gẫy nền ray cho tốc độ chạy tàu 300 km/h và 350 km/h.
2874 Nghiên cứu ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao cho vỏ hầm đúc sẵn / TS. Hồ Xuân Nam, KS. Vũ Đức Tân, ThS. Đặng Đức Việt // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 73 - 77 .- 624
Phân tích cấu tạo các tấm vỏ hầm trong phương pháp thi công sử dụng khiên đào hầm và những tính năng của bê tông chất lượng cao (UHPC), từ đó đề xuất áp dụng UHPC trong việc chế tạo các vỏ hầm với việc giảm chiều dài tấm, dựa trên tính toán theo các trường hợp tải, xuất hiện ở giai đoạn chế tạo, vận chuyển, lắp đặt và gia đoạn hoàn thiện. Kết quả cho thấy, vỏ hầm bằng UHPC có thể đáp ứng yêu cầu chịu lực cục bộ, độ bền, an toàn cháy nổ, giảm công tác gia công cốt thép và lượng đất đào trong quá trình thi công.
2875 Nghiên cứu ứng xử tại mặt đường hiện hữu khi xây dựng nền đường đắp mới gia cố cọc xi măng đất - vải địa kỹ thuật / KS. Phạm Ngọc Thạch // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 94 - 97 .- 624
Do nhu cầu mở rộng hạ tầng giao thông, việc xây dựng nền đường đắp gia cố cọc xi măng đất (CXMĐ) gia cường vải địa kỹ thuật (VĐKT) bên cạnh mặt đường hiện hữu (MĐHH) ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên việc xây dựng đường mới sẽ gây ra sự lún lệch tại MĐHH, từ đó dẫn đến các hiện tượng như: Nứt dọc, sụt lún mặt đường. Trong bài báo, tác giả nghiên cứu vấn đề này dựa trên mô phỏng bằng phần tử hữu hạn, trước hết là trình bày cách xây dựng mô hình và kiểm chứng mô hình bằng cách giải lại một trường hợp đã công bố, tiếp theo là khảo sát 3 yếu tố mà đường xây dựng mới ảnh hưởng đến ứng xử của đường hiện hữu: Cường độ CXMĐ, khoảng cách bố trí CXMĐ trong nền đắp mới. Trong các kịch bản mô phỏng, điều kiện địa chất, cụ thể thuộc dự án “ Cầu và đường nối từ QL51 đến cảng Cái Mép” đã được giả định.
2876 Phân tích ảnh hưởng độ gồ ghề ngẫu nhiên của mặt cầu đối với hệ số động lực cầu dây văng / PGS.TS. Nguyễn Xuân Toản, NCS. Nguyễn Duy Thảo // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 36 - 39 .- 624
Giới thiệu một số kết quả phân tích hệ số động lực của cầu dây văng dưới tác dụng của hoạt tải xe di động trên mặt cầu được mô hình hóa nhưng một quá trình ngẫu nhiên dừng.
2877 Phân tích phi tuyến quá trình hạ cọc ván thép vào nền đất dính bão hòa bằng phương pháp phần tử hữu hạn / ThS. Vũ Văn Trung. PGS.TS. Trần Quang Hùng // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 88 - 93 .- 624
Trình bày ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích quá trình hạ cọc ván thép vào nền đất dính bằng búa rung có tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng của búa rung, cọc và nền đất.
2878 Phương pháp phần tử biên trong phân tích ứng xử một số kết cấu cầu dạng bản / KS. Đoàn Như Sơn, TS. Trần Anh Tuấn // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 11 .- Tr. 84 - 87 .- 624
Các kết cấu dạng tấm bản được sử dụng phổ biến trong các bộ phận thi công cầu, do vậy việc xác định ứng xử cơ học của chúng càn phải được nghiên cứu trong kỹ thuật kết cấu. Bài báo nhằm mục đích chính là phân tích ứng xử của bản chịu uốn với hình dạng bất kỳ sử dụng phương pháp phần tử biên. Trong phương pháp này, trước tiên các giá trị trên biên được xác định, sau đó giá trị tại vị trí bất kỳ bên trong tấm được tính toán thông qua các vị trí bất kỳ bên trong tấm được tính toán thông qua các giá trị vừa tìm được.
2879 Nghiên cứu ảnh hưởng của tro bay đến tính lưu biến và khả năng làm việc của hỗn hợp bê tông / Nguyễn Ninh Thụy, Trần Văn Nhứt, Phan Đức Hùng // Xây dựng .- 2017 .- Số 06 .- Tr. 101-105 .- 624
Việc xác định các đặc trưng lưu biến nhằm đánh giá khả năng làm việc và tính công tác của hỗn hợp bê tông. Trong đó thông số về ứng suất trượt tới hạn và độ nhớt dẻo là các đặc trưng cho tính lưu biến của bê tông. Thành phần tro bay được sử dụng như một phụ gia khoáng tahy thế cho xi măng trong thành phần cấp phối bê tông, đồng thời cũng ảnh hưởng tính lưu biến cho hỗn hợp bê tông. Nghiên cứu này sử dụng thành phần tro bay với hàm lượng từ 10 đến 50% để thay thế xi măng. Cấp phối bê tông với hàm lượng xi măng thay đổi là 400 và 500 kg/m3 với tỷ lệ nước – xi măng (N/X) là 0.4 và 0.5, kết hợp với phụ gia dẻo và phụ gia siêu dẻo.
2880 Một số giải pháp chống thấm cho tầng hầm của công trình / Trương Kỳ Khôi // Xây dựng .- 2017 .- Số 06 .- Tr. 110-112 .- 624
Trình bày một số giải pháp chống thấm cho tầng hầm công trình.