CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
2801 Phân tích một số yếu tố kinh tế - kỹ thuật và khả năng áp dụng dầm I cánh rộng cho chiều dài nhịp vừa và nhỏ ở Việt Nam / TS. Ngô Văn Minh, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long, KS. Trần Mạnh Cường // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 12 .- Tr.142 - 145 .- 624
Tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi áp dụng dầm I cánh rộng (dầm bản rộng) cho những cầu có chiều dài nhịp trung bình và vừa trên các tiêu chí về hệ số an toàn trong các kiểm toán quan trọng, khối lượng các vật liệu chính, chi phí sản xuất thi công lắp đặt kết cấu nhịp; so sánh với các phương án dầm phổ biến tại Việt Nam như dầm I bê tông cốt thép dự ứng lực, dầm super T, dầm bản và đưa ra một số mẫu thiết kế định hình.
2802 Phân tích phần tử hữu hạn phi tuyến cho kết cấu bê tông cốt thép và thí nghiệm kiểm chứng / TS. Vũ Hồng Nghiệp, TS. Nguyễn Đình Hùng // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 36 - 39 .- 624
Trình bày quá trình phân tích phần tử hữu hạn phi tuyến bằng mô hình phá hoại - dẻo của bê tông và kết quả so sánh với chương trình thí nghiệm được thực hiện cũng vởi tác giả tại Viện Công trình bê tông - Đại học Kỹ thuật Hamburg (CHLB Đức).
2803 Phương pháp tính toán chiều dày kết cấu hai lớp ballast/subballast trên cơ sở đảm bảo sức chịu tải cho kết cấu đường ray / TS. Trần Quốc Đạt // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 99 - 102 .- 624
Việc tính toán chiều dày lớp đá ballast và subballast đã được nghiên cứu, đề cập gần đây ở Việt Nam, tuy nhiên việc tính toán tương đối phức tạp hay dựa trên các nguyên tắc thực nghiệm mà điều kiện áp dụng không rõ ràng. Bài báo giới thiệu một số phương pháp tính toán của một số nhà khoa học trên thế giới và xem xét tính toán một công trình cụ thể ở Việt Nam để làm cơ sở đánh giá và lựa chọn phương pháp tính phù hợp.
2804 Thiết kế hỗn hợp bê tông nhựa tái chế hàm lượng mặt đường nhựa cũ 40% tại trạm trộn bằng công nghệ truyền nhiệt gián tiếp sử dụng phụ gia / TS. Võ Đại Tú, KS. Trương Công Lực // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 76 - 80 .- 624
Tập trung nghiên cứu giải pháp sản xuất bê tông nhựa tái chế nóng (BTNTCN) hàm lượng RAP 40% nhưng lại không tốn chi phí đầu tư công nghệ cao, bằng cách sử dụng công nghệ truyền nhiệt gián tiếp kết hợp với phụ gia DRM-2. Kết quả thí nghiệm cho thấy, sản phẩm BTNTCN đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng như độ rỗng dư, độ ổn định và độ dẻo Marshall, cường độ chịu kéo khi ép dẻo tương tự bê tông nhựa chặt truyền thống theo TCVN 8819:2011
2805 Thực nghiệm đánh giá ứng xử nứt của bê tông asphalt tái chế ấm / TS. Nguyễn Ngọc Lân // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 48 - 53 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ứng xử nứt của bê tông asphalt tái chế ấm có hàm lượng RAP thay đổi 20, 30, 40, 50, 60 và 70% sử dụng 2.0% phụ gia Sasobit thông qua mô hình uốn ba diểm mẫu bán nguyệt ở 25oC.
2806 Thực nghiệm đánh giá mô - đun đàn hồi của vật liệu đất đắp nền đường trên cao tốc Nội Bài - Lào Ca / TS. Nguyễn Quang Tuấn, TS. Nguyễn Ngọc Lân, PGS.TS. Đào Văn Đông,... // .- 2017 .- Số 12 .- Tr. 98 - 101 .- 624
Giới thiệu kết quả thực nghiệm trong phòng xác định mô - đun đàn hồi động bằng máy nén ba trục động (MR) bằng máy nén ba trục động đối với vật liệu đất đắp nền đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ảnh hưởng của các yếu tố: Áp lực buồng nén, độ lệch ứng suất, số chu kỳ tác dụng tải đến giá trị độ lớn MR và góc lệch pha ứng suất biến dạng được nghiên cứu và đánh giá. Kết quả thực nghiệm được so với giá trị MR tính ngược từ kết quả đo FWD tại hiện trường trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
2807 Xác định các thông số đặc trưng cho mô hình cơ học đất hiện đại tại Việt Nam / TS. Nguyễn Thị Bạch Dương // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 103 - 106 .- 624
Giới thiệu, phân tích phạm vi áp dụng cũng như trình bày cách xác định các đặc trưng của mô hình cơ học đất hiện đại ở Việt Nam. Bài báo cũng đưa ra các ví dụ tính toán xác định một số mặt cắt địa chất điển hình cho đất yếu và minh chứng sự đúng đắn khi áp dụng chúng trong bài toán xây dựng nền đường trên đất yếu thuộc Dự án Môi trường Đồng Hới, Việt Nam.
2808 Ảnh hưởng của khoảng cách giờ trong mối nối cốt thép thường bằng ống thép trụ tròn bơm vữa cường độ cao / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Nguyễn Ngọc Khương, TS. Vũ Hồng Nghiệp // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 10 .- Tr. 78 - 83 .- 624
Mối nối hai thanh cốt thép thường sử dụng ống nối bơm vữa cường độ cao để nối hai thanh cốt thép thường phù hợp với kết cấu bê tông lắp ghép. Ống nối được chế tạo có bố trí ren và các giờ để làm tăng ma sát giữa vữa cường độ cao, ống nối và khả năng truyền lực của mối nối. Kết quả chỉ ra rằng, khoảng cách giờ có ảnh hưởng khả năng truyền lực của mối nối. Việc bố trí ren trong lòng ống nối có thể làm tăng khoảng khoảng cách giờ dẫn đến giảm số giờ và tiết kiệm vật liệu.
2809 Ảnh hưởng của xoắn đến khả năng chịu lực của khóa chống cắt trong cầu dầm lắp ghép phân đoạn / ThS. Nguyễn Đắc Đức // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 12 .- Tr.125 - 127 .- 624
Tập trung đánh giá ảnh hưởng của mô men xoắn đến khả năng chịu cắt của mối nối nhằm giúp cho việc tính toán khả năng chịu lực của khóa chống cắt an toàn, phù hợp với điều kiện làm việc của mối nối.
2810 Áp dụng phương pháp tính toán tầm nhìn yêu cầu tại các nút giao thông cùng mức xét đến loại hình điều khiển giao thông tại nút giao thông / TS. Đỗ Duy Đỉnh, TS. Hoàng Quốc Long, ThS. Trần Việt Hùng // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 10 .- Tr. 120 - 125 .- 624
Phương pháp tính toán tầm nhìn yêu cầu tại các nút giao thông cùng mức theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô Việt Nam còn tồn tại bất cập là chưa xét đến ảnh hưởng của loại hình điều khiển giao thông áp dụng tại nút giao thông. Bài báo giới thiệu phương pháp tính toán tầm nhìn yêu cầu tại nút giao thông theo hướng của AASHTO:2011, là phương pháp có xét đến loại hình điều khiển giao thông áp dụng tại nút giao thông. Trên cơ sở phân tích, so sánh sự khác nhau giữa phương pháp AASHTO:2011 và phương pháp của Việt Nam, đồng thời áp dụng vào phương pháp của AASHTO:2011 vào tính toán tầm nhìn yêu cầu cho nút giao cùng mức trên thực tế.