CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
2301 Tính toán tấm nệm vải kỹ thuật địa nhồi bê tông bảo vệ bề mặt mái dốc trong các công trình công / TS. Nguyễn Thanh Sơn // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr.70 – 73 .- 624

Giới thiệu và trình bày việc áp dụng phương pháp tấm nệm vải địa kỹ thuật nhồi bê tông bảo vệ bề mặt mái dốc hiện đang được một số nước phát triển ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…đã, đang áp dụng và đạt được hiệu quả cao.

2302 Ứng dụng công nghệ chế tạo dầm cầu bê tông dự ứng lực căng trước ở Việt Nam / ThS. Chu Viết Bình, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 48 – 52 .- 624

Công nghệ chế tạo dầm bê tông dự ứng lực (BTDƯL) căng trước được phát triển được phát triển theo hướng công xưởng hóa và cơ giới hóa do phù hợp với việc chế tạo các cấu kiện định hình trong nhà máy hoặc trên công trường. Ở Việt Nam đã sử dụng nhiều công nghệ đúc trên bệ đúc cố định và gần đây là các bệ đúc lưu động lắp ghép và bán láp ghép như đối với dầm I cánh rộng, dầm chữ U và dầm chữ T ngược. Tuy theo yêu cầu chế tạo và vận chuyển cụ thể có thể áp dụng các phương án thiết kế bệ đúc lưu động khác nhau cho các loại dầm trên công trường.

2303 Nghiên cứu cơ chế mòn mảnh dao khi tiện cứng thép 40 X / KS. Vũ Văn Thịnh, TS. Dương Quốc Dũng, ThS, Nguyễn Tài Hoài Thanh // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr.88 – 91 .- 624

Trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về tiện cứng thép 40X dưới điều kiện cắt khô sử dụng mảnh dao tiện carbide với điều kiện cắt khác nhau, ảnh hưởng cảu vận tốc cắt tới mòn dụng cụ. Thí nghiệm cho thấy vận tốc cắt là một yếu tố có ý nghĩa cao để ảnh hưởng tới hiệu suất của dao. Các cơ chế mòn khác nhau với các điều kiện khác nhau cũng được báo cáo đầy đủ.

2304 Nghiên cứu ảnh hưởng của tấm chắn mút cánh lên các đặc tính khí động của cánh có độ giãn dài bằng 1 chịu ảnh hưởng của hiệu ứng mặt đất / ThS. Lê Vũ Đan Thanh, TS. Vũ Thành Trung // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr.93 – 95 .- 624

Nghiên cứu mô hình cánh có độ giãn bằng 1 chịu ảnh hưởng của ảnh hưởng của hiệu ứng mặt đất, đã tính toán được các đặc tính khi động ( như hệ số lực cản, lực nâng, chất lượng khí động) của ánh trong các dải góc tấn và độ cao tương đối khác nhau khi có và không có tấm chắn, qua đó xác định được ảnh hưởng của tấm chắn lên khí động của cánh.

2305 Nghiên cứu đánh giá độ dạt ngang do chuyển động của tàu gây ra khi chạy trên luồng hàng hải / ThS. Nguyễn Xuân Thịnh // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr.114 – 116 .- 621

Việc nghiên cứu và chuyển động tàu đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực hàng hải đặc biệt là ngành kinh tế biển của Việt Nam và hiện tại ngành hàng hải luôn có sự ưu tiên đầu tư, nâng cấp. Do đó, bài báo giới thiệu về ứng dụng mô hình toán học mô phỏng chuyển động của tàu, từ đó xác định được độ dạt của tàu được tạo ra bởi chuyển động của bản thân con tàu khi hành hải trên đường.

2306 Ứng dụng công nghệ thông tin trong vẽ biểu đồ chạy tàu trên đường sắt / TS. Vũ Văn Chung, ThS. Vương Thị Hương Thu // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 8 .- Tr. 123 – 126 .- 624

Giới thiệu bộ phần mềm aBieudo để vẽ biểu đồ với cách tiếp cận hợp lý và hiệu quả, đồng thời đề xuất sử dụng bộ phần mềm này đề tính hệ số khấu trừ năng lực thông qua của biểu đồ chạy tàu cố định theo thời gian trên đường sắt Việt Nam.

2307 Công nghệ giám sát tĩnh trạng thái hoạt động cảm biến phát hiện tàu / TS. Nguyễn Quang Tuấn, ThS. Nguyễn Anh Tuấn // Tự động hóa ngày nay .- 2018 .- Số 209 .- Tr. 46 - 50 .- 621

Giới thiệu khái quát về hệ thống thiết bị tín hiệu đường ngang và nêu ra nguyên lý hoạt động của cảm biến phát hiện tàu, xây dựng giải pháp giám sát.

2308 Nghiên cứu thực nghiệm mô-đun đàn hồi và cường độ chịu kéo uống của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bi-tum-epoxy / ThS. NCS. Trần Thị Cẩm Hà, GS.TS. Bùi Xuân Cậy // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr.61 – 64 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu mô-đun đàn hồi tĩnh và cường độ chịu kéo uốn của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bi-tum-epoxy. Đây là hai chi tiêu cơ bản được sử dụng để tính toán thiết kế kết cấu mặt đường mềm theo 22 TCN 211-06.

2309 Nghiên cứu sửa chữa gia cường dầm bê tông cốt thép thường bằng cốt thép thường và vữa cường độ cao / TS. Nguyễn Đình Hùng, KS. Trần Quốc Nghi // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số tháng 4 .- Tr.53 – 58 .- 624

Theo thời gian sử dụng, kết cấu dầm cầu thường bị giảm chất lượng, do đó việc gia cường cầu là cần thiết. Vữa cường độ cao và cốt thép thường có thể áp dụng để sửa chữa và gia cường kết cấu cầu. Kết quả thí ngiệm chỉ ra rằng, dầm mảnh được thí nghiệm có chỉ số a/d từ 4.55 đến 4.85 bị phá hủy do uốn. Khi gia cường bằng vữa cường độ cao và cốt thép thường từ 49,3% và 65,6% của chiều dài nhịp cắt tính từ điểm gia tải, sức kháng của dầm tăng lần lượt từ 16,5% và 28,1 % so với dầm không được gia cường. Khi dầm được gia cường cũng chuyển từ phá hủy uốn sang phá hủy cắt kéo.

2310 Nghiên cứu thực nghiệm mô-đun đàn hồi và cường độ chịu kéo uốn của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bi-tum-epoxy / ThS. NCS. Trần Thị Cẩm Hà, GS.TS. Bùi Xuân Cậy // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 61 – 64 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm các chỉ tiêu mô-đun đàn hồi tĩnh và cường độ chịu kéo uốn của bê tông nhựa sử dụng chất kết dính bi-tum-epoxy. Đây là hai chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để tính toán thiết kế kết cấu mặt đường mềm theo 22 TCN 211-06.