CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1801 Giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị / Nguyễn Thị Thúy, Đinh Tuấn Hải // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 150-154 .- 624

Khái quát các bước trong quản lý rủi ro và đưa ra một số giải pháp quản lý rủi ro cho các dự án đầu tư phát triển đô thị.

1802 Chẩn đoán hư hỏng cho kết cấu tấm sử dụng phương pháp năng lượng biến dạng có xét đến điều kiện biên khác nhau và ảnh hưởng của nhiệt độ / Hồ Đức Duy, Hồ Phạm Hữu Lộc, Lê Thanh Cao, Nguyễn Tấn Thịnh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 155-160 .- 624

Trong bài báo này, phương pháp năng lượng biến dạng được phát triển cho việc chẩn đoán hư hỏng trong kết cấu tấm với các điều kiện biên và nhiệt độ môi trường khác nhau. Các nội dung sau được thực hiện để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu. Đầu tiên, phương pháp năng lượng biến dạng được kiến nghị để chẩn đoán vị trí và kích thước của hư hỏng cho kết cấu tấm với các điều kiện biên khác nhau. Tiếp theo, phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ trong quá trình chẩn đoán được đề xuất. Cuối cùng, tính khả thi của phương pháp kiến nghị được kiểm chứng thông qua việc áp dụng cho kết cấu tấm nhôm với các điều kiện hiệu quả và đầy hứa hẹn trong lĩnh vực theo dõi và chẩn đoán kết cấu.

1803 Phân tích sức chịu tải của cọc trong nền cát khu vực ven biển Bình Định có xét hóa lỏng do động đất / Hứa Thành Thân, Nguyễn Ngọc Phúc, Trần Thị Thanh // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 161-165 .- 624

Tính toán khả năng kháng lỏng cho nền cát có xét đến ảnh hưởng tiềm năng hóa lỏng do động đất theo phương pháp Benouar. Từ đó, tính toán sức chịu tải của cọc theo các phương pháp có xét đến hóa lỏng cho các cấp động đất. Giá trị trung bình của sức chịu tải dọc trục của cọc thì phương pháp JRA cho giá trị lớn nhất và phương pháp Rollins cho giá trị nhỏ nhất. Giá trị chỉ số độ tin cậy trung bình Bg theo phương pháp Muhanthan phù hợp với đề nghị của phương pháp Barker cho các cấp động đất (M = 6.5 và M = 8.0).

1804 Ảnh hưởng của hàm lượng cốt dọc đến ứng xử chọc thủng của sàn bê tông cốt GFRP / Lê Hồng Hải, Trần Hoành, Nguyễn Minh Long // Xây dựng .- 2019 .- Số 05 .- Tr. 166-169 .- 624

Trình bày nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá sự thay đổi của hàm lượng cốt dọc đến ứng xử chọc thủng của sàn bê tông sử dụng cốt GFRP bao gồm khả năng kháng chọc thủng, chuyển vị và bề rộng vết nứt, đồng thời so sánh ứng xử chọc thủng của sàn cốt GFRP với sàn BTCT truyền thống.

1805 Mô hình phân tích ứng xử dầm bê tông cốt thép chịu tải trọng sử dụng / TS. Đặng Vũ Hiệp // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 13-22 .- 624

Giới thiệu một mô hình đơn giản phân tích ứng xử của dầm bê tông cốt thép dưới tác dụng của tải trọng sử dụng. Mô hình cho phép xác định độ cứng và độ võng của dầm đơn giản có tính đến ảnh hưởng của bê tông vùng kéo (tension – stiffening). Mô hình đề nghị được kiểm chứng trên hai dầm thực nghiệm bởi Renata S.B và cộng sự. Các kết quả sau đó được so sánh với kết quả mô phỏng số cho thấy mô hình đề xuất tin cậy và có thể dùng để phân tích ứng xử của dầm chịu uốn trong giai đoạn sử dụng.

1806 Ứng xử động của dầm Sandwich lõi từ vật liệu cơ tính biến thiên hai chiều chịu lực di động / TS. Lê Thị Hà // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 23-29 .- 624

Phân tích dao động của dầm sanwich lõi làm từ vật liệu cơ tính biến thiên hai chiều (2D-FGM) chịu lực di động. Mặt đáy của dầm hoàn toàn bằng kim loại, mặt trên làm bằng gốm. Sử dụng lý thuyết biến dạng trượt bậc cao, sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn kết hợp phương pháp Newmark để tính đáp ứng động cho dầm. Ngoài ra, bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của tham số vật liệu, tốc độ lực di động đến dao động của dầm. Kết quả số trong bài báo sẽ minh họa ảnh hưởng của các tham số vật liệu, tỉ số hình học đến đáp ứng tần số và tham số động cho dầm.

1807 Xác định nguyên nhân rung động công trình và đánh giá ảnh hưởng của nó đến sức khõe người sử dụng / PGS. TS. Nguyễn Võ Thông // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 30-35 .- 624

Dưới tác động của thiết bị bố trí trong công trình, các phương tiện giao thông, phươn tiện vận chuyển phục vụ sản xuất trongkhu vực nhà máy, gần với vị trị của công trình,...có thể làm cho công trình bị rung. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát đo rung, nhằm xác định nguyên nhân chính gây rung động cho sàn tầng 4 và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khõe của người sử dụng.

1808 Lựa chọn thành phần bê tông sử dụng cát mịn theo cường độ chịu kéo khi uốn / TS. Hoàng Minh Đức, TS. Nguyễn Nam Thắng, ThS. Ngọ Văn Toản // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 36-40 .- 624

Cường độ chịu kéo khi uốn là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong thiết kế một số hạng mục như mặt đường bê tông xi măng. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn thành phần bê tông chủ yếu vẫn được thực hiện theo cường độ chịu nén. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo này cho thấy có thể áp dụng quy trình hiện hành để lựa chọn thành phần bê tông theo cường độ chịu kéo khi uốn với một số thay đổi...

1809 Thành Điện Hải, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt – Nghiên cứu phương pháp tu bổ / TS. KTS. Nguyễn Hoàng Tuấn // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 41-47 .- 624

Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng, được khởi công xây dựng từ năm 1813 dưới thời vua Gia Long. Trải qua một thời gian dài chịu sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên, cùng với sự xâm lấn của con người, thành đã bị biến dạng và hư hỏng nhiều. Để bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải được công bố theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ cần nhiều điều kiện. Bài viết sẽ đề cập đến các điều kiện trong công tác tu bổ.