CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1661 Xác định nguyên nhân rung động công trình và đánh giá ảnh hưởng của nó đến sức khõe người sử dụng / PGS. TS. Nguyễn Võ Thông // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 30-35 .- 624
Dưới tác động của thiết bị bố trí trong công trình, các phương tiện giao thông, phươn tiện vận chuyển phục vụ sản xuất trongkhu vực nhà máy, gần với vị trị của công trình,...có thể làm cho công trình bị rung. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu, khảo sát đo rung, nhằm xác định nguyên nhân chính gây rung động cho sàn tầng 4 và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó đến sức khõe của người sử dụng.
1662 Lựa chọn thành phần bê tông sử dụng cát mịn theo cường độ chịu kéo khi uốn / TS. Hoàng Minh Đức, TS. Nguyễn Nam Thắng, ThS. Ngọ Văn Toản // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 36-40 .- 624
Cường độ chịu kéo khi uốn là một chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong thiết kế một số hạng mục như mặt đường bê tông xi măng. Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn thành phần bê tông chủ yếu vẫn được thực hiện theo cường độ chịu nén. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo này cho thấy có thể áp dụng quy trình hiện hành để lựa chọn thành phần bê tông theo cường độ chịu kéo khi uốn với một số thay đổi...
1663 Thành Điện Hải, Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt – Nghiên cứu phương pháp tu bổ / TS. KTS. Nguyễn Hoàng Tuấn // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 41-47 .- 624
Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng, được khởi công xây dựng từ năm 1813 dưới thời vua Gia Long. Trải qua một thời gian dài chịu sự tàn phá của chiến tranh và thiên nhiên, cùng với sự xâm lấn của con người, thành đã bị biến dạng và hư hỏng nhiều. Để bảo tồn Di tích quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải được công bố theo Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 25-12-2017 của Thủ tướng Chính phủ cần nhiều điều kiện. Bài viết sẽ đề cập đến các điều kiện trong công tác tu bổ.
1664 Nghiên cứu sử dụng bùn đỏ Tân Rai để thay thế một phần xi măng / TS. Nguyễn Văn Hướng, KS. Phạm Lý Triều, ThS. Nguyễn Thị Lộc, ThS. Lê Trung Thành // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 02 .- Tr. 48-53 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu chế tạo phụ gia khoáng từ bùn đỏ Tân Rai Lâm Đồng bằng phương pháp hoạt hóa ở nhiệt độ 650oC và 750oC.
1665 Công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế - Sáng kiến nhỏ, lợi ích lớn / Vũ Ngọc Khanh // Môi trường .- 2019 .- Số 7 .- Tr. 46 – 47 .- 624
Trình bày về công nghệ xử lý chất thải rắn còn khó khăn và xây dựng công viên sử dụng vật liệu nhựa tái chế.
1666 Đánh giá nguồn lực đất đai phục vụ mục tiêu phát triển đất nước / Ngọc Yến // Tài nguyên & Môi trường .- 2019 .- Số 14 (316) .- Tr. 5 – 6 .- 624
Trình bày nội dung cơ bản trong kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và đánh giá tổng thể, toàn diện về đất đai.
1667 Nghiên cứu chế tạo vữa cường độ cao f'c lớn hơn hoặc bằng 80MPa sử dụng tro bay từ nhà máy nhiệt điện / Nguyễn Đình Hùng, Vũ Hồng Nghiệp, Nguyễn Ngọc Khương // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 62-65 .- 624
Vữa cường độ cao có độ linh động cao ngà càng được sử dụng rộng rãi trong các kết cấu lắp ghép. Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, cấp phối của vữa sử dụng tỷ lệ nước trên xi măng từ 0,325 đến 0,375, tro bay từ nhà máy nhiệt điện thay thế 10 phần trăm cát truyền thống và 01 phần trăm phụ gia siêu dẻo sẽ cho vữa có cường độ cao chịu nén f'c lớn hơn hoặc bằng 80MPa tại thời điểm 28 ngày và độ bẹp lớn hơn 18cm. Việc sử dụng các vật liệu địa phương và rác thải tro bay từ nhà máy nhiệt điện vào chế tạo vữa cường độ cao góp phần làm giảm giá thành và giải quyết vấn đề môi trường.
1668 Nghiên cứu ứng xử uốn của dầm bê tông geopolymer tro bay cốt thép / Trần Việt Hưng, Nguyễn Ngọc Long, Đào Văn Đông // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 58-61 .- 624
Bài báo trình bày các nghiên cứu thực nghiệm về ứng xử uốn của dầm bê tông geopolymer cốt thép (RGPC). Tiến hành chế tạo 9 mẫu thử dầm RGPC sử dụng bê tông geopolymer tro bay (GPC) có cường độ đạt cấp 40 với các hàm lượng cốt thép khác nhau. Thí nghiệm uốn bốn điểm cho đến khi phá hoại để xác định ứng xử uốn của các dầm RGPC. Kết quả thí nghiệm cho thấy, các giai đoạn chịu lực khi uốn của dầm bê tông geopolymer cốt thép giống như đối với dầm bê tông xi măng cốt thép. Mô - mem kháng danh định tính toán cho dầm RGPC theo hệ số khối chữ nhật đề xuất phù hợp hơn so với tính toán tiêu chuẩn AASHTO 2007.
1669 Nghiên cứu thực nghiệm tương quan một số đặc tính cơ lý của bi-tum và khẳ năng kháng hằn vệt bánh xe của bê tông asphalt trong điều kiện Việt Nam / Nguyễn Hoàng Long // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 8 .- Tr. 54-57 .- 624
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu thực nghiệm mối tương quan giữa một số đặc tính cơ lý của bi-tum và khả năng kháng hằn vệt bánh xe của bê tông nhựa rải nóng thông qua thử nghiệm trong phòng theo AASHTO T324 sử dụng thiết bị Wheel Device. Nghiên cứu thử nghiệm một số đặc tính của 3 loại bi-tum sử dụng tại Việt Nam (bi-tum 40/50, 60/70 và bi-tum cải tiến polyme PMB III) và khả năng kháng hằn vết bánh xe của bê tông nhựa chặt bê tông nhựa C12.5 nhằm khảo sát mối tương quan giữa các đặc tính của bi-tum với độ sâu hằn vết bánh xe của mẫu bê tông asphalt (BTA). Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan tương đối chặt chẽ giữa nhiệt độ hóa mềm cũng như các đặc tính lưu biến với khả năng kháng hằn vết bánh xe của các mẫu bê tông nhựa chặt bê tông nhựa C12.5.
1670 Mạng lưới hệ chẩn đoán kỹ thuật cho các cầu dây văng ở Việt Nam / Hoàng Nam; Tô Nam Toàn // Giao thông vận tải .- 2017 .- Số 9 .- Tr. 70-73 .- 624
Cùng với nhu cầu kiến thiết hạ tầng giao thông, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở Việt Nam, nhiều công trình cầu dây văng đã và đang được xây dựng dọc chiều dài đất nước. Để theo dõi hoạt động và kịp thời bảo trì các công trình hiện đại và phức tạp này, Tổng cục ĐBVN có chủ trương thiếp lập mạng lưới trực tuyến kết nối chẩn đoán kỹ thuật ở tất cả các cầu dây văng, bước đầu bao gồm bốn cầu Cần Thơ, Rạch Miễu, Bãi Cháy và Kiền. ở mỗi cầu hệ thống chuẩn đoán kỹ thuật được thiết lập mới (Cầu Kiền) hoặc tiến hành hiệu chuẩn, bổ sung cảm biến mới (ba cầu còn lại) và đồng bộ truyền dẫn - xử lý dữ liệu, nhằm thu thập được các thông tin hữu ích về tình hình giao thông và điều kiện sức khỏe của kết cấu cầu. Về lâu dài, mạng lưới sẽ là công cụ hữu ích trợ giúp quy trình quản lý, bảo trì và khai thác cầu dây văng ở Việt Nam với chi phí thấp nhất.