CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1561 Ảnh hưởng của tro bay và silicafume đến tính công tác của bê tông tự lèn sử dụng cho công trình siêu cao tầng / Cù Thị Hồng Yến, Trần Văn Miền, Hồ Hữu Chỉnh, Lê Văn Hải Châu, Lên Ngọc Thiện // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 60-64 .- 624
Hiện nay, bê tông tự lèn được sử dụng trong thi công các công trình siêu cao tầng, nhờ hỗn hợp BTTL có tính công tác tốt mà vẫn đảm bảo độ ổn định và đồng nhất. Việc sử dụng tro bay và silicafume thay thế cho một phần khối lượng xi măng để cải thiện tính công tác và cường độ cơ lý của bê tông tự lèn. Hàm lượng tro bay từ 20% đến 25 % và hàm lượng silicafume từ 6% đến 8% là tối ưu cho BTCT vẫn đảm bảo cường độ yêu cầu là 60MPa.
1562 Đánh giá sự hiệu quả trong giai đoạn vận hành của những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam / Trần Quyết, Nguyễn Anh Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 65-72 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu liên quan đến hiệu quả trong giai đoạn vận hành của những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về vận hành hiệu quả những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh, kế thừa các kết quả của các nghiên cứu trước đây. Từ kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các nhóm chỉ tiêu và chỉ tiêu cụ thể, xây dựng khung chỉ tiêu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các nhóm chỉ tiêu giúp các bên liên quan có mô hình khoa học để đánh giá khách quan các hiệu quả thực tiễn công trình xanh mang lại trong quá trình vận hành.
1563 So sánh quy định về chiều dài neo và nối chồng cốt thép của tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 với một số tiêu chuẩn quốc tế / Nguyễn Ngọc Bá, Đào Quang Trường // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 50-55 .- 624
Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống thấm sử dụng polystyren từ rác thải trong công nghiệp và sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo nên vật liệu chống thấm bao gồm: polystyren, xi măng, cát, tro trấu và natri silicat, là các vật liệu thông dụng và phổ biến ở Việt Nam. Quy trình chế tạo và thi công vật liệu đơn giản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vật liệu chống thấm từ polystyren tái chế thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về cường độ bám dính và độ xuyên nước theo tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu.
1564 Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm bằng phương pháp top-down / To Thanh Sang, Trần Văn Thân, Trần Thanh Danh // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 73-77 .- 624
Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm theo phương pháp thi công top-down. Tác giả dựa vào số liệu quan trắc thực tế công trình “Rivergate Residence” với quy mô 4 tầng hầm, 33 tầng cao được thi công theo phương pháp top-down. Diện tích sàn tầng hầm là 6280m2, nằm tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Qua đó sử dụng phần mềm Plaxis 3D Foundation để mô phỏng bài toán so sánh với kết quả quan trắc thực tế để đánh giá.
1565 Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu nhẹ geo foam ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi / Đỗ Hữu Đạo, Nguyễn Đức Tài // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 78-85 .- 624
Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu Geo Foam để tìm ra các thông số, các chỉ tiêu cơ lý của chúng ở trạng thái nhẹ nhất mà vẫn đảm bảo về ổn định nền đường. Vật liệu cho Geo Foam vẫn sử dụng vật liệu địa phương tại tỉnh Gia Lai và từ đó làm cơ sở ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi ở đây. Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm cho 2 cấp phối bê tông nhẹ D800 và D1100, các đặc điểm về cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, và độ co ngót của mẫu đạt được khá ấn tượng và thõa mãn các điều kiện yêu cầu về kỹ thuật theo TCVN.
1566 Ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính ở nhiệt độ cao / Đỗ Thị Phương, Vũ Minh Đức // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 86-88 .- 624
Đánh giá ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính sử dụng OPC ở nhiệt độ cao. Các biến trong thí nghiệm bao gồm hàm lượng FA thay thế OPC từ 20 đến 50% (theo khối lượng), nhiệt độ từ 25oC đến 1000oC và một cách làm nguội mẫu (trong không khí). Nhìn chung, ở nhiệt độ 400oC đến 800oC, mẫu FA25 cho giá trị cường độ nén cao nhất. Phân tích vi cấu trúc bởi các phương pháp như Rơnghen (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) được thể hiện trong nghiên cứu này.
1567 Đánh giá sự tương quan của tải trọng gió và động đất tác động lên kết cấu nhà nhiều tầng tại TP. HCM / Đồng Tâm Võ Thanh Sơn, Lê Minh // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 89-93 .- 624
Đánh giá sự tác động của gió và động đất lên kết cấu công trình dạng chung cư nhiều tầng (15 đến 35 tầng) tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng trong bài viết này là những công trình nhiều tầng ở thành phố Hồ Chí Minh với hệ kết cấu phổ biến hiện nay là khung vách kết hợp lõi cứng.
1568 Một số giải pháp kết nối nhà ga đường sắt đô thị với các phương thức giao thông đô thị khác, áp dụng thực tế cho nhà ga “vành đai 3” trên tuyến đường sắt đô thị 2a Hà Nội / Tống Ngọc Tú // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 94-101 .- 624
Trên cơ sở nghiên cứu về điểm trung chuyển, bài báo đưa ra một số giải pháp kết nối các phương thức giao thông đô thị với nhà ga “vành đai 3” thuộc tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh – Hà Đông. Giải pháp được đề xuất tương ứng với từng phương thức giao thông gồm đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô và mô hình bãi đỗ xe trung chuyển Park-and-Ride.
1569 Ảnh hưởng của điều kiện dưỡng hộ ẩm đến khả năng kháng co ngót của bê tông tự lèn / Nguyễn Hoàng Phúc, Trần Văn Miền, Cù Thị Hồng Yến // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 108-111 .- 624
Trình bày nghiên cứu mức độ kháng co ngót của bê tông tự lèn trong điều kiện dưỡng hộ ẩm 1 ngày, 3 ngày và 7 ngày. Thêm vào đó, sử dụng hàm lượng tro bay loại F thay thế hàm lượng xi măng từ 0%, 15% và 25% để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng này.
1570 Đánh giá độ tin cậy kết cấu đường sắt dưới sự tấn công ăn mòn / Phạm Mỹ, Đặng Công Thuật // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 112-117 .- 624
Đánh giá độ tin cậy của kết cấu thép trong hệ thống cầu đường sắt trên khu vực Miền Trung, Việt Nam dựa vào kết quả khảo sát và mô phỏng số. Từ đó có thể đánh giá dự đoán được độ tin cậy, khả năng chịu lực còn lại của kết cấu để đề ra được những biện pháp sữa chữa, nâng cấp hay thay mới hợp lý, nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn và kỹ thuật trong quá trình khai thác sử dụng, đồng thời giảm chi phí khai thác vận hành hệ thống cầu đường sắt.