CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1541 Phân tích phần tử hữu hạn về ứng xử kết cấu của tấm lát vỉa hè làm bằng bê tông thường và bê tông cốt sợi tính năng siêu cao / Lê Trung Thanh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 3-12 .- 624

Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu dựa trên việc mô phỏng phân tích phần tử hữu hạn của các tấm lát vỉa hè làm bằng UHPFRC và so sánh với các tấm lát vỉa hè làm bằng bê tông thường (OC). Một mô hình kết cấu đã được tạo ra sử dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn, nó bao gồm các lớp kết cấu móng đường, lớp cát đệm, tấm lát và tấm kê gia tải. Mô hình này được gia tải với các giá trị tải trọng khác nhau để nghiên cứu ứng xử kết cấu của các tấm lát, lớp cát đệm và lớp kết cấu móng đường. Các kết quả thu được từ mô phỏng kết cấu và các kết quả đo được từ thử nghiệm thực tế có độ tương đồng với nhau.

1542 Nghiên cứu phương pháp tạo mô hình bề mặt phục vụ đo đạc biến dạng kết cấu bằng công nghệ tương quan hình ảnh / Khúc Đăng Tùng, Andy Nguyễn, Lê Tùng Lâm, Lại Đức Giang // Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TLĐiện tử) .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 1-11 .- 624

Bài báo này nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đo biến dạng dựa vào kỹ thuật xử lý hình ảnh từ camera, được gọi là thuật toán tương quan hình ảnh (DIC). Nghiên cứu tập trung vào việc thử nghiệm một số các cách tạo mô hình bề mặt nhằm giúp phương pháp đo biến dạng DIC có độ chính xác tốt hơn và phù hợp hơn với từng loại vật liệu bao gồm thép và bê tông. Phương pháp tạo mô hình cho đo đạc biến dạng trong thí nghiệm kéo thanh thép sử dụng chấm bút phủ và phun sơn. Với thí nghiệm nén mẫu bê tông, phương pháp tạo mô hình đốm chấm bao gồm phun sơn trực tiếp, phủ cát, chấm bút phủ và phun sơn qua lưới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp chấm bút phủ phù hợp với thí nghiệm kéo thanh thép, trong khi phương pháp phủ cát và phun sơn trực tiếp khá phù hợp với thí nghiệm nén mẫu bê tông.

1543 Phương pháp xử lý hiện tượng mô hình quá khớp trong xây dựng mô hình học sâu để ước lượng khả năng chịu tải của giàn phi tuyến / Hà Mạnh Hùng, Trương Việt Hùng, Đinh Văn Thuật, Vũ Quang Việt // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 12-20 .- 624

Bài báo này sẽ trình bày, phân tích và so sánh hiệu quả của một số kỹ thuậtthường được áp dụng hiện nay cho việc xử lý hiện tượng mô hình quá khớp bao gồm kỹ thuật dừng sớm (EarlyStopping), nhớ mô hình (Model Checkpoint) và kết hợp hai kỹ thuật trên. Một giàn phẳng gồm 39 thanh đượcsử dụng để minh họa cho nghiên cứu. Tập dữ liệu cho mô hình học sâu được tạo ra từ phân tích phi tuyến giàncó thông số đầu vào là diện tích mặt cắt ngang của các thanh giàn và thông số đầu ra là hệ số khả năng chịu tải(LF). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp kết hợp cả hai kỹ thuật dừng sớm và nhớ mô hình đem lại hiệuquả cao nhất về cả góc độ thời gian huấn luyện và độ chính xác của mô hình.

1544 Ảnh hưởng của gỉ thép đến lực bám dính giữa cốt thép và bê tông / Vũ Quang Trung, Lương Văn An // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 114-117 .- 690

Gỉ thép là sản phẩm của quá trình ăn mòn thép xuất hiện trên bề mặt thép do sự tương tác oxy, hơi nước và sắt. Gỉ cốt thép có thể sinh ra trong quá trình bảo quản, gia công lắp dựng, trước và sau khi đổ bê tông nếu không phát hiện và xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình bê tông cốt thép. Gỉ cốt thép làm suy giảm lực liên kết giữa thép với bê tông. Bài báo sẽ góp phần phân tích tổng quan về gỉ thép và làm sáng tỏ ảnh hưởng đến lực bám dính giữa cốt thép và bê tông thông qua kết quả thực nghiệm.

1545 Sử dụng EFA phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ các dự án trường học / Tống Văn Lũy // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 145-150 .- 624

Bài báo này sử dụng kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và chỉ ra 5 nhóm nhân tố quan trọng. Các nhân tố đó ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ các dự án xây dựng trường học tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sử dụng 2 bảng câu hỏi khảo sát và sau đó được phân tích bằng kiểm định thống kê. Chúng ta có thể sử dụng các kết quả để khắc phục việc chậm tiến độ của các dự án xây dựng trường học tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cũng tìm ra một vài biện pháp để khắc phục ảnh hưởng của 3 nhân tố quan trọng.

1546 Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Nghiên cứu trường hợp các công ty lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh / Lưu Hoàng Giang, Cao Thị Thanh Trúc, Hoàng Duy Khôi // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 138-144 .- 658

Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Kết quả trên 246 mẫu khảo sát cho thấy các yếu tố (giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển, khen thưởng và công nhận, làm việc theo nhóm, sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị) giải thích được sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Kết quả cũng cho thấy sự gắn kết của nhân viên có tác động tích cực từ cao đến thấp với 5 yếu tố, gồm: Giao tiếp trong tổ chức (β = 0,762); Đào tạo và phát triển (β = 0,191); Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (β = 0,052); Làm việc theo nhóm (β = 0,049); Khen thưởng và Công nhận (β = 0.044).

1547 Sử dụng mô hình CCR trong phương pháp phân tích đường bao tính toán chuẩn định mức năng lượng trong công nghiệp / Dương Trung Kiên // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 246-251 .- 624

Để sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì việc tính toán và xác định chuẩn định mức năng lượng (Benchmark) là hết sức cần thiết trong mỗi đơn vị sản xuất công nghiệp. Giúp đơn vị tự nhìn nhận được thực trạng và xây dựng kế hoạch thực hiện tiết kiệm năng lượng phù hợp. Xây dựng định mức năng lượng có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp và các tiếp cận khách nhau, tuy nhiên trong nghiên cứu này trình bày về khả năng ứng dụng phương pháp phân tích đường bao (DEA) để xác định chuẩn định mức năng lượng trong công nghiệp, với mô hình tính toán CCR.

1548 Nghiên cứu khả năng cải thiện điều kiện vi khí hậu bằng mô hình mái xanh cho các công trình mái tole và dốc / Đồng Thị Thu Huyền, Đào Khánh Châu // .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 177-180 .- 624

Nghiên cứu về mô hình mái xanh cho loại mái tole và có độ dốc khoảng 20%, dựa trên thực nghiệm với kĩ thuật vườn trên mái để so sánh nhiệt độ và độ ẩm bên trong mô hình đối chứng và mô hình hồng cây trên mái. Kết quả của nghiên cứu này là nhiệt độ trung bình bên trong mô hình trồng cây trên mái giảm từ (1,5-2,4)°C, đồng thời độ ẩm tăng. Từ đó cho thấy một hướng đi mới cho các công trình mái tole trong việc cải thiện các điều kiện vi khí hậu, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường. Đồng thời đây cũng là giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

1549 Nghiên cứu chế tạo cốt liệu nhẹ từ tro bay của nhà máy nhiệt điện than và nhà máy xử lý rác công nghiệp / Bùi Lê Anh Tuấn, Nguyễn Văn Thanh // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 4-7 .- 624

Nghiên cứu đánh giá khả năng sản xuất cốt liệu nhẹ từ nguồn tro bay và rác ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp liên kết nguội. Hỗn hợp tro bay và tro rác kết hợp với xi măng với 11 tỷ lệ khác nhau được hình thành trong quy trình máy tạo viên sau đó được bảo dưỡng trong môi trường nước trong 24 giờ và tiến hành kiểm tra các tính chất cơ lý của cốt liệu.

1550 Phân tích, tính toán sức chịu tải của cọc khoan nhồi dựa trên thí nghiệm Osterberg bằng mô phỏng Plaxis 2D / Trần Văn Thân, Lê Minh Hoàng, Tô Thanh Sang // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 8-11 .- 624

Phân tích tính toán sức chịu tải của một cọc khoan nhồi tại một công trình ở khu vực Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh ứng dụng phương pháp PTHH Plaxis 2D. Kết quả phân tích được so sánh với dữ liệu quan trắc ngoài hiện trường, từ đó đánh giá được sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu.