CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1521 Bài toán tối ưu khung thép phẳng phi tuyến có xét đến thiết kế panel zone / Hà Mạnh Hùng, Trương Việt Hùng // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 8-10 .- 624
Trình bày bài toán tối ưu khung thép phẳng có xét đến chi phí gia cường panel zone trong quá trình tối ưu. Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu là tổng giá thành của các cột, dầm và panel zone được đơn giản hóa như hàm tổng khối lượng. Các điều kiện ràng buộc gồm các yêu cầu về cấu tạo, cường độ và sử dụng. Thuật toán tiến hóa vi phân được sử dụng để giải bài toán tối ưu đề ra. Khung thép phẳng 1 nhịp 10 tầng được xem xét để minh họa cho bài toán tối ưu được đặt ra.
1522 Ảnh hưởng của kích thước kết cấu bê tông khối lớn đến sự hình thành trường nhiệt độ và vết nứt ở tuổi sớm ngày / Đỗ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Chức, Lâm Thanh Quang Khải // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 11-14 .- 624
Trong quá trình xây dựng, sự hình thành vết nứt nhiệt trong kết cấu bê tông khối lớn là vấn đề được quan tâm và giải quyết. Sự phát triển vết nứt nhiệt trong kết cấu bê tông khối lớn tuổi sớm ngày phần lớn là do nhiệt thủy hóa xi măng gây ra. Do vậy, việc kiểm soát và dự đoán sự hình thành trường nhiệt độ trong cấu kiện bê tông khối lớn là hết sức cần thiết. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước kết cấu bê tông khối lớn đến sự hình thành trường nhiệt độ và đánh giá nguy cơ hình thành vết nứt ở tuổi sớm ngày.
1523 Chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh bằng phương pháp cập nhật mô hình phần tử hữu hạn kết hợp thuật giải tiến hóa vi phân cải tiến / Nguyễn Bá Duẩn, Phạm Hoàng Anh // Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TLĐiện tử) .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 21-34 .- 624
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về việc chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh sử dụng phương pháp cậpnhật mô hình phần tử hữu hạn (PTHH) và thuật toán tiến hóa vi phân cải tiến (ANDE). Độ cứng của các cấukiện trong kết cấu hư hỏng được xác định thông qua tối ưu hóa sai khác giữa số liệu dao động thực nghiệm (môphỏng trên mô hình giả định hư hại cho trước) và ứng xử của mô hình PTHH lý thuyết với các tham số độ cứngchưa biết. Kết quả kiểm chứng trên hai ví dụ số, một kết cấu dàn và một kết cấu khung phẳng, cho thấy phươngpháp đề xuất là một phương pháp khả thi và hiệu quả cho việc chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh.
1524 Tối ưu hóa ước tính mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo / Trần Đức Học, Lê Tấn Tài // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 35-45 .- 624
Mô phỏng và dự báo năng lượng tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chính sách năng lượngvà đưa ra quyết định theo hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kỹ thuật thốngkê và công cụ trí tuệ nhân tạo bao gồm mạng nơ-ron thần kinh (ANNs – Artificial neutral networks), máy hỗtrợ véc tơ (SVM – Support vector machine), cây phân loại và hồi quy (CART - Classification and regressiontrees), hồi quy tuyến tính (LR - Linear regression), hồi quy tuyến tính tổng quát (GENLIN - Generalized linearregression), tự động phát hiện tương tác Chi-squared (CHAID - Chi-square automatic interaction detector) vàmô hình tổng hợp (Ensemble model) để dự đoán mức tiêu thụ năng lượng trong các căn hộ tòa nhà chung cư.Bộ dữ liệu để xây dựng mô hình gồm 200 mẫu được khảo sát ở nhiều chung cư tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hìnhđơn có hiệu quả tốt nhất trong quá trình dự đoán là CART, trong khi đó mô hình được tổng hợp tốt nhất làCART + GENLIN.
1525 Hiệu quả ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao cho công trình cầu nghiên cứu cho cầu dân sinh An Thượng - Thành phố Hưng Yên / Trần Văn Tấn, Vũ Thị Kim Dung, Trần Đức Bình, Đặng Văn Dựa, Vũ Kim Yến // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 46-59 .- 624
Bê tông chất lượng siêu cao là một loại vật liệu xây dựng mới có nhiều tính năng cơ lý và kỹ thuật vượt trộiso với bê tông truyền thống (bê tông thường), đã được nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vào các công trình xâydựng, đặc biệt là công trình cầu, ở các nước tiên tiến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam loại vậtliệu này cũng đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển và ứng dụng thử nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giáhiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao là rất cần thiết. Bài báo trình bày một nghiêncứu đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao thông qua việc so sánh phươngán sử dụng bê tông chất lượng siêu cao với bê tông thường để thiết kế và xây dựng cầu dân sinh An Thượng,thành phố Hưng Yên.
1526 Đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau / Trẩn Ngọc Thanh, Nguyễn Nhật Huy, Dương Minh Triều, Lê Thanh Điền // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 60-72 .- 624
Bài báo này đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển ở Phú Quốc, Kiên Giang trong các điềukiện bảo dưỡng khác nhau. Tổng cộng 180 mẫu lập phương đã được đúc và thí nghiệm nén. Hai loại cấp phốibê tông được khảo sát là mác 200 (M200) và mác 300 (M300). Hàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bêtông thay đổi 0, 50 và 100%. Các mẫu bê tông được ngâm trong nước ngọt và nước mặn với các thời gian bảodưỡng là 7, 14, 28, 56 và 84 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu nén của bê tông sử dụng cát biểntăng nhanh khi bảo dưỡng từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 84 ngày. Trong bahàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bê tông 0, 50 và 100% thì các mẫu có hàm lượng cát biển thay thếcát sông trong bê tông 100% có cường độ nén lớn nhất so với các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế khác tạicác thời gian bảo dưỡng bao gồm 7, 14, 28 và 56 ngày, trong khi các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế cátsông trong bê tông 50% có cường độ nén lớn nhất tại 84 ngày. Khi thay thế 100% cát sông bằng cát biển thìcường độ chịu nén của bê tông tăng từ 2% đến 35%. Hầu hết các mẫu bảo dưỡng trong nước ngọt đều có cườngđộ chịu nén lớn hơn từ 2% đến 34% trong nước mặn.
1527 Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ứng xử xoắn thuần túy của dầm bê tông cốt thép / Phạm Xuân Đạt // .- 2020 .- Tr. 73-80 .- 624
Trong kết cấu sàn-dầm nhà bê tông cốt thép, dầm biên thường chịu tác động xoắn gây ra bởi mô men âm củadầm phụ và sàn được đỡ bởi các dầm biên này. Trong hai tiêu chuẩn thiết kế hiện hành ACI 318-19 (Mỹ) và EN1992-1-1 (Châu Âu), các tính toán dự báo sức kháng xoắn của dầm là tương đối khác nhau. Sự khác nhau nàygây ra những khó khăn nhất định cho các kỹ sư thiết kế trong thực hành tính toán. Nghiên cứu này thực hiện sosánh công thức dự báo sức kháng xoắn của hai tiêu chuẩn trên đây, đồng thời so sánh các kết quả dự báo với kếtquả thí nghiệm trên 2 mẫu dầm thực chịu tác động xoắn cho đến khi phá hoại hoàn toàn. Dựa trên các so sánhnày, các khuyến cáo về quy trình tính toán thiết kế dầm biên chịu mô men xoắn sẽ được thảo luận.
1528 Ứng xử ngang của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết hình khối hộp chịu chuyển vị lớn / Vũ Quang Việt, Ngô Văn Thuyết // .- 2020 .- Tr. 81-92 .- 624
Gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết (gọi tắt là gối U-FREI) là một loại gối cách chấn tương đối mớiđang được phát triển trên thế giới. Các nghiên cứu về gối U-FREI ở Việt Nam mới chỉ xem xét gối U-FREI chịuchuyển vị ngang với giá trị nhỏ (nhỏ hơn 1,0tr, trong đótrlà tổng chiều dày các lớp cao su trong gối U-FREI).Trong nghiên cứu này, ứng xử ngang của gối U-FREI hình khối hộp chịu đồng thời tải trọng thẳng đứng có giátrị không đổi và chuyển vị ngang vòng lặp dạng hàm điều hòa có độ lớn tăng dần đến giá trị 2,0trđược khảo sátbằng phương pháp phân tích mô hình số. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các chuyển vị nhỏ, độ cứng ngang của gốiU-FREI giảm xuống do gối cách chấn có biến dạng cuộn, nhưng ở các chuyển vị lớn, độ cứng ngang của gốiU-FREI tăng lên.
1529 Mô hình hóa đa tỷ lệ bài toán địa cơ học sử dụng phương pháp kết hợp phần tử hữu hạn và phần tử rời rạc / Nguyễn Trung Kiên // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 93-103 .- 624
Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) và phương pháp phần tử rời rạc (PTRR) là hai phương pháp được sửdụng rất phổ biến trong mô phỏng bài toán địa cơ học. Mỗi phương pháp dựa trên các giả thuyết khác nhauvà cũng phù hợp với các trường hợp khác nhau. Nếu như phương pháp PTHH phù hợp với các bài toán ở tỷ lệvừa và lớn thì phương pháp PTRR cho phép mô tả đến tỷ lệ vi mô, tương tác giữa các phần tử cấu thành vậtliệu. Nhằm kết hợp và phát triển một phương pháp mô phỏng đa tỷ lệ kết hợp ưu điểm của hai phương pháp nóitrên, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian vừa qua. Bài báo này trình bày một nghiên cứu đề xuấtviệc kết hợp giữa hai phương pháp thống nhất trong một mô phỏng đa tỷ lệ. Phương pháp kết hợp cho phép môphỏng các bài toán ở tỷ lệ vĩ mô, thông qua việc kể đến các đặc trưng tự nhiên của vật liệu thông qua tương tácở tỷ lệ vi mô. Sau đó, một ví dụ minh họa khả năng của phương pháp đã được thực hiện. Vật liệu mô phỏngđược hiệu chỉnh dựa trên mẫu đá sét Callovo Oxfordian. Kết quả thu được phù hợp với kết quả thực nghiệm.Đặc biệt, hiện tượng tập trung biến dạng trong một vùng hẹp, cục bộ, hình thành cụm trượt đã được ghi nhận.Thông qua đó, các tính chất ở cấp vi mô cùng đã được phân tích nhờ vào phương pháp mô phỏng này.
1530 Nghiên cứu xác suất xuất hiện tàu đi sai luồng khi lưu thông qua cầu có xét thêm ảnh hưởng của biến đổi lòng chủ và hệ thống cảnh báo / Nguyễn Quốc Bảo // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 104-113 .- 624
Nghiên cứu tính toán xác suất hư hỏng của công trình cầu sau khi va chạm với tàu thuyền đòi hỏi tính toán khảnăng (xác suất) tàu đi sai luồng vận tải khi lưu thông trên sông. Việc xác định xác suất này đã được đề cập trongcác tiêu chuẩn thiết kế cầu. Bài báo đề xuất bổ sung thêm hai hệ số điều chỉnh (hệ số xét đến hệ thống phát hiệnva chạm và cảnh báo bằng tín hiệu cũng như hệ số xét đến sự thay đổi lòng chủ của sông qua các năm). Việctính toán xác suất tàu đi sai luồng vận tải khi lưu thông qua một công trình cầu giả định đã minh chứng đượcsự cần thiết của việc bổ sung hai hệ số này vào công thức tính toán. Hơn nữa, mô phỏng số Monte-Carlo cũngđược thực hiện và kết quả được so sánh với các dữ liệu lịch sử để khẳng định tính đúng đắn của công thức đề xuất.