CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1531 Ứng dụng lý thuyết hình học Topology trong quá trình thiết kế kiến trúc và định hướng ứng dụng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Thùy // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 147-156 .- 624
Xuất hiện chính thức từ giữa thế kỷ XIX, Topology là một ngành toán học trẻ có ảnh hưởng đáng ghi nhận trong kiến trúc đương đại. Những lý thuyết hình học Topology, được thúc đẩy nhờ thành tựu của công nghệ kỹ thuật số, vật liệu mới và xây dựng, đã được áp dụng vào quá trình thiết kế kiến trúc theo nhiều cách tiếp cận nhằm sáng tạo những không gian kiến trúc mềm dẻo, đàn hồi, năng động, biến đổi liên tục với các hình thức kiến trúc tự do, dễ uốn, độc đáo và vô cùng mới mẻ. Bài báo có mục đích nghiên cứu việc ứng dụng lý thuyết hình học Topology trong quá trình thiết kế các công trình kiến trúc trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó xây dựng một khung ứng dụng cơ bản và đề xuất định hướng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.
1532 Sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng chiều cao nhỏ qua thí nghiệm đẩy / Hàn Ngọc Đức, Vũ Anh Tuấn, Trần Mạnh Dũng // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 1-8 .- 624
Cơ chế truyền lực trượt dọc của dầm liên hợp có tiết diện dầm thép rỗng và chiều cao nhỏ với các hình dạng khác nhau của chốt bê tông chịu cắt nằm chìm trong bản sàn bê tông là khác biệt so với chốt thép có mũ chịu cắt. Trong bài báo này, sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao thấp sẽ đượcxem xét. Sức kháng trượt dọc theo lý thuyết cho chốt bê tông chịu cắt được xác định dựa theo tiêu chuẩn EN1992-1-1 và EN 1994-1-1. Thí nghiệm đẩy của bốn mẫu với chốt bê tông có hình dạng tròn và hình thang sẽ được thực hiện và kết quả thí nghiệm sẽ được so sánh với giá trị kháng trượt dọc theo công thức lý thuyết. Tất cả bốn mẫu thử được nhúng dầu để đảm bảo không có lực dính kết giữa phần bê tông và thép kết cấu. Sự phá hoại của mẫu thử và kết quả thí nghiệm cho thấy rằng sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao nhỏ không chỉ phụ thuộc vào sức kháng cắt của chốt bê tông.
1533 Khung nhà công nghiệp một tầng bằng thép có cầu trục được thiết kế chịu tải trọng động đất và gió / Đinh Văn Thuật, Nguyễn Đình Hòa, Hồ Viết Chương, Trịnh Duy Khánh // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 9–19 .- 624
Trong bài báo này, tám khung nhà công nghiệp một tầng, một nhịp bằng thép có cầu trục được khảo sát với các thông số về nhịp khung là 20, 26, 32 và 38 m; sức trục là 100 và 200 kN và được xây dựng ở khu vực Hà Nội và Sơn La. Các trường hợp tải trọng được sử dụng để thiết kế khung gồm tĩnh tải, hoạt tải sửa chữa mái, tải cầu trục, tải trọng gió thổi ngang và dọc nhà, tải trọng động đất tĩnh tương đương tác dụng theo phương ngang và đứng. Các trường hợp tổ hợp nội lực được xác định tương ứng với các hệ số tổ hợp khi xét trường hợp tải trọng động đất có ảnh hưởng chính, tải trọng gió có ảnh hưởng chính và tải trọng gió có ảnh hưởng tương tự như các hoạt tải khác. Kết quả tổ hợp mô men uốn ở chân cột và đỉnh cột do tải trọng động đất có xu hướng lớn hơn so với do tải trọng gió khi nhịp khung tăng, đặc biệt đối với trường hợp khung ở khu vực Sơn La có động đất mạnh và gió yếu. Trọng lượng của cột và dầm khung được thiết kế chịu tải trọng động đất là lớn hơn đáng kể so với chịu tải trọng gió, phụ thuộc vào chiều dài nhịp khung và độ lớn tương đối của động đất so với gió.
1534 Ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến mômen tới hạn của dầm công xôn tiết diện chữ I / Bùi Hùng Cường // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 20-27 .- 624
Bài báo sử dụng phần tử hữu hạn dạng vỏ trong SAP2000 để khảo sát ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến ổn định tổng thể của dầm công xôn tiết diện chữ I có hai trục đối xứng. Độ cứng của sườn đầu dầm ngăn cản vênh tự do của các bản cánh của dầm công xôn, do đó làm giảm chiều dài tính toán khi xoắn kiềm chế của dầm công xôn.Bài báo thực hiện nghiên cứu tham số đối với nhiều dầm công xôn chịu uốn đều nhằm đề xuất một công thức gần đúng xác định chiều dài tính toán khi xoắn kiềm chế, công thức gần đúng này phụ thuộc vào tỷ số độ cứng của sườn đầu dầm và độ cứng chống xoắn kiềm chế của dầm công xôn. So sánh giữa công thức đề xuất và các công thức gần đúng của các tác giả khác cho thấy sự phù hợp hơn của nghiên cứu với kết quả số phân tích từ SAP2000. Các ví dụ được thực hiện đối với dầm công xôn chịu uốn đều nhằm chứng minh sự tin cậy của công thức đề xuất và nêu bật ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến việc tăng khả năng ổn định của dầm công xôn.
1535 Nghiên cứu khả năng áp dụng giải pháp đập hở khung thép ngăn lũ bùn đá tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam / Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Trần Hiếu, Hoàng Tuấn Nghĩa // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 28-37 .- 624
Lũ bùn đá là một dạng lũ mang theo nhiều vật rắn, xảy ra phổ biến ở khu vực miền núi gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Với mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do lũ bùn đá gây ra, nhiều giải pháp công trình và phi công trình đã được nghiên cứu áp dụng, trong đó giải pháp đập ngăn bùn đá được chứng minh là một trong những giải pháp hữu hiệu. Đập ngăn bùn đá đã được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Đài Loan, Áo... và đóng vai trò quan trọng trong quản lý, phát triển lưu vực sông. Tuy nhiên, giải pháp này tại Việt Nam hiện nay còn ít được nghiên cứu và chưa được áp dụng thử nghiệm. Bài báo giới thiệu một nghiên cứu về giải pháp đập ngăn bùn đá bằng khung thép dạng hở. Bài báo được cấu trúc gồm hai phần chính: phần đầu giới thiệu tổng quan về giải pháp đập ngăn bùn đá và các bước cơ bản thiết kế đập ngăn bùn đá bằng khung thép dạng hở. Phần hai trình bày kết quả khảo sát thực địa tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam qua đó đề xuất một vị trí cụ thể có khả năng áp dụng giải pháp này.
1536 Thiết kế dầm thép tiết diện chữ I tổ hợp hàn theo TCVN 5575:2012 và SP 16.13330.2017 / Nguyễn Thanh Hà // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 38-46 .- 624
Phần lớn các tiêu chuẩn thiết kế trong xây dựng ở Việt Nam được ban hành dựa trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây. Bên cạnh một số tiêu chuẩn vẫn còn hiệu lực, Liên bang Nga đã ban hành một số tiêu chuẩn mới đã có chỉnh sửa và cập nhật, một trong số đó là SP 16.13330.2017, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép. Bài báo trình bày thiết kế dầm thép tổ hợp hàn có tiết diện chữ I dựa trên hai tiêu chuẩn TCVN 5575:2012 và SP 16.13330.2017 với mục đích giúp cho kỹ sư có thể áp dụng quá trình tự động hóa trong thiết kế thực tế cũng như đóng góp vào việc soát xét, hiệu đính, bổ sung TCVN 5575:2012 cho đồng bộ, phù hợp và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập.
1537 Ảnh hưởng của hình thức bọc bảo vệ đến ứng suất, biến dạng của dầm thép tiết diện chữ I trong điều kiện chịu nhiệt độ cao / Phạm Thị Ngọc Thu, Phan Quốc Tuấn // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 47-54 .- 624
Thép là dạng vật liệu suy giảm khả năng chịu lực nhanh trong điều kiện chịu lửa. Bọc các cấu kiện thép chịu lực bằng vật liệu chống cháy là một trong các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện chịu nhiệt độ cao. Hiện nay, có hai hình thức bọc phổ biến áp dụng cho các cấu kiện chịu uốn là bọc hình hộp và bọc theo chu vi. Mỗi hình thức bọc lại phù hợp với một dạng vật liệu bảo vệ khác nhau. Bài báo giới thiệu một nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của hình thức bọc bảo vệ đến khả năng chịu lực của cấu kiện dầm thép tiết diện chữ I trong điều kiện chịu nhiệt độ cao. Phần mềm mô phỏng ANSYS Workbench đã được sử dụng để xác định sự phân bố nhiệt độ trong dầm thép, ứng suất, biến dạng của dầm tại một thời điểm cho trước khi cháy từ đó đưa ra kết luận về cách lựa chọn hình thức bọc phù hợp với từng điều kiện thiết kế dầm thép.
1538 Ảnh hưởng của xi măng đến hiệu quả của phụ gia giảm nước / Hoàng Minh Đức, Nguyễn Văn Thạnh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 48-55 .- 624
Trong kiểm tra và chứng nhận, hiệu quả của phụ gia giảm nước được đánh giá thông qua ảnh hưởng của nó đến tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông sử dụng xi măng pooc lăng. Tuy nhiên, chủng loại và tính chất của xi măng trên thị trường hiện nay khá đa dạng nên trong thực tế có trường hợp các đánh giá ban đầu chưa hoàn toàn thỏa đáng. Nghiên cứu trình bày trong bài báo này tập trung đánh giá ảnh hưởng của loại xi măng tới hiệu quả giảm nước, thay đổi thời gian đông kết và cường độ của bê tông khi sử dụng phụ gia. Kết quả cho thấy, để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của bê tông cần phải lựa chọn tổ hợp xi măng - phụ gia phù hợp. Khi kiểm tra, chứng nhận phụ gia việc nêu rõ chủng loại và tính chất xi măng sẽ có ý nghĩa tham khảo tốt. Ngoài ra, nên đánh giá thêm hiệu quả của phụ gia với các lượng dùng khác nhau và với các loại xi măng phù hợp.
1539 Thực trạng hệ thống quy chuẩn hiện nay và việc hoàn thiện hệ thống quy chuẩn quốc gia ngành xây dựng / Nguyễn Đại Minh, Cao Duy Khôi, Trương Thị Hồng Thúy // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 70-73 .- 624
Bài báo này trình bày đánh giá thực trạng hệ thống quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện nay, bao gồm những kết quả, thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân và những kinh nghiệm, bài học cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống quy chuẩn quốc gia ngành xây dựng.
1540 Nghiên cứu xác định hệ số vật liệu Hoek-Brown (mi) của đá san hô nứt nẻ bằng các kết quả thí nghiệm ba trục / Nguyễn Quý Đạt, Trần Văn Cương // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 54-59 .- 624
Bài báo trình bày phương pháp xác định hệ số vật liệu mi của đá san hô bằng hệ thống thí nghiệm ba trục. Hệ số mi thường được xác định bằng phương pháp tra bảng hoặc xác định giá trị theo kinh nghiệm, việc ứng dụng hệ thống thí nghiệm ba trục đá sẽ giúp việc xác định mi cho cơ sở xác định chính xác hơn. Kết quả của bài báo có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu khi đưa ra khuyến nghị giá trị mi của mẫu đá san hô dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu thực tế.