CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1391 Ảnh hưởng của hình thức bọc bảo vệ đến ứng suất, biến dạng của dầm thép tiết diện chữ I trong điều kiện chịu nhiệt độ cao / Phạm Thị Ngọc Thu, Phan Quốc Tuấn // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 47-54 .- 624
Thép là dạng vật liệu suy giảm khả năng chịu lực nhanh trong điều kiện chịu lửa. Bọc các cấu kiện thép chịu lực bằng vật liệu chống cháy là một trong các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện chịu nhiệt độ cao. Hiện nay, có hai hình thức bọc phổ biến áp dụng cho các cấu kiện chịu uốn là bọc hình hộp và bọc theo chu vi. Mỗi hình thức bọc lại phù hợp với một dạng vật liệu bảo vệ khác nhau. Bài báo giới thiệu một nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của hình thức bọc bảo vệ đến khả năng chịu lực của cấu kiện dầm thép tiết diện chữ I trong điều kiện chịu nhiệt độ cao. Phần mềm mô phỏng ANSYS Workbench đã được sử dụng để xác định sự phân bố nhiệt độ trong dầm thép, ứng suất, biến dạng của dầm tại một thời điểm cho trước khi cháy từ đó đưa ra kết luận về cách lựa chọn hình thức bọc phù hợp với từng điều kiện thiết kế dầm thép.
1392 Ảnh hưởng của xi măng đến hiệu quả của phụ gia giảm nước / Hoàng Minh Đức, Nguyễn Văn Thạnh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 3 .- Tr. 48-55 .- 624
Trong kiểm tra và chứng nhận, hiệu quả của phụ gia giảm nước được đánh giá thông qua ảnh hưởng của nó đến tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông sử dụng xi măng pooc lăng. Tuy nhiên, chủng loại và tính chất của xi măng trên thị trường hiện nay khá đa dạng nên trong thực tế có trường hợp các đánh giá ban đầu chưa hoàn toàn thỏa đáng. Nghiên cứu trình bày trong bài báo này tập trung đánh giá ảnh hưởng của loại xi măng tới hiệu quả giảm nước, thay đổi thời gian đông kết và cường độ của bê tông khi sử dụng phụ gia. Kết quả cho thấy, để nâng cao hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của bê tông cần phải lựa chọn tổ hợp xi măng - phụ gia phù hợp. Khi kiểm tra, chứng nhận phụ gia việc nêu rõ chủng loại và tính chất xi măng sẽ có ý nghĩa tham khảo tốt. Ngoài ra, nên đánh giá thêm hiệu quả của phụ gia với các lượng dùng khác nhau và với các loại xi măng phù hợp.
1393 Thực trạng hệ thống quy chuẩn hiện nay và việc hoàn thiện hệ thống quy chuẩn quốc gia ngành xây dựng / Nguyễn Đại Minh, Cao Duy Khôi, Trương Thị Hồng Thúy // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 1 .- Tr. 70-73 .- 624
Bài báo này trình bày đánh giá thực trạng hệ thống quy chuẩn xây dựng Việt Nam hiện nay, bao gồm những kết quả, thành tựu đạt được, những tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân và những kinh nghiệm, bài học cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống quy chuẩn quốc gia ngành xây dựng.
1394 Nghiên cứu xác định hệ số vật liệu Hoek-Brown (mi) của đá san hô nứt nẻ bằng các kết quả thí nghiệm ba trục / Nguyễn Quý Đạt, Trần Văn Cương // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 54-59 .- 624
Bài báo trình bày phương pháp xác định hệ số vật liệu mi của đá san hô bằng hệ thống thí nghiệm ba trục. Hệ số mi thường được xác định bằng phương pháp tra bảng hoặc xác định giá trị theo kinh nghiệm, việc ứng dụng hệ thống thí nghiệm ba trục đá sẽ giúp việc xác định mi cho cơ sở xác định chính xác hơn. Kết quả của bài báo có ý nghĩa thực tiễn trong việc nghiên cứu khi đưa ra khuyến nghị giá trị mi của mẫu đá san hô dựa trên kết quả thí nghiệm mẫu thực tế.
1395 Phân tích phần tử hữu hạn về ứng xử kết cấu của tấm lát vỉa hè làm bằng bê tông thường và bê tông cốt sợi tính năng siêu cao / Lê Trung Thanh // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2019 .- Số 2 .- Tr. 3-12 .- 624
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu dựa trên việc mô phỏng phân tích phần tử hữu hạn của các tấm lát vỉa hè làm bằng UHPFRC và so sánh với các tấm lát vỉa hè làm bằng bê tông thường (OC). Một mô hình kết cấu đã được tạo ra sử dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn, nó bao gồm các lớp kết cấu móng đường, lớp cát đệm, tấm lát và tấm kê gia tải. Mô hình này được gia tải với các giá trị tải trọng khác nhau để nghiên cứu ứng xử kết cấu của các tấm lát, lớp cát đệm và lớp kết cấu móng đường. Các kết quả thu được từ mô phỏng kết cấu và các kết quả đo được từ thử nghiệm thực tế có độ tương đồng với nhau.
1396 Nghiên cứu phương pháp tạo mô hình bề mặt phục vụ đo đạc biến dạng kết cấu bằng công nghệ tương quan hình ảnh / Khúc Đăng Tùng, Andy Nguyễn, Lê Tùng Lâm, Lại Đức Giang // Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TLĐiện tử) .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 1-11 .- 624
Bài báo này nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp đo biến dạng dựa vào kỹ thuật xử lý hình ảnh từ camera, được gọi là thuật toán tương quan hình ảnh (DIC). Nghiên cứu tập trung vào việc thử nghiệm một số các cách tạo mô hình bề mặt nhằm giúp phương pháp đo biến dạng DIC có độ chính xác tốt hơn và phù hợp hơn với từng loại vật liệu bao gồm thép và bê tông. Phương pháp tạo mô hình cho đo đạc biến dạng trong thí nghiệm kéo thanh thép sử dụng chấm bút phủ và phun sơn. Với thí nghiệm nén mẫu bê tông, phương pháp tạo mô hình đốm chấm bao gồm phun sơn trực tiếp, phủ cát, chấm bút phủ và phun sơn qua lưới. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng phương pháp chấm bút phủ phù hợp với thí nghiệm kéo thanh thép, trong khi phương pháp phủ cát và phun sơn trực tiếp khá phù hợp với thí nghiệm nén mẫu bê tông.
1397 Phương pháp xử lý hiện tượng mô hình quá khớp trong xây dựng mô hình học sâu để ước lượng khả năng chịu tải của giàn phi tuyến / Hà Mạnh Hùng, Trương Việt Hùng, Đinh Văn Thuật, Vũ Quang Việt // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 12-20 .- 624
Bài báo này sẽ trình bày, phân tích và so sánh hiệu quả của một số kỹ thuậtthường được áp dụng hiện nay cho việc xử lý hiện tượng mô hình quá khớp bao gồm kỹ thuật dừng sớm (EarlyStopping), nhớ mô hình (Model Checkpoint) và kết hợp hai kỹ thuật trên. Một giàn phẳng gồm 39 thanh đượcsử dụng để minh họa cho nghiên cứu. Tập dữ liệu cho mô hình học sâu được tạo ra từ phân tích phi tuyến giàncó thông số đầu vào là diện tích mặt cắt ngang của các thanh giàn và thông số đầu ra là hệ số khả năng chịu tải(LF). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp kết hợp cả hai kỹ thuật dừng sớm và nhớ mô hình đem lại hiệuquả cao nhất về cả góc độ thời gian huấn luyện và độ chính xác của mô hình.
1398 Ảnh hưởng của gỉ thép đến lực bám dính giữa cốt thép và bê tông / Vũ Quang Trung, Lương Văn An // Giao thông vận tải .- 2018 .- Số 6 .- Tr. 114-117 .- 690
Gỉ thép là sản phẩm của quá trình ăn mòn thép xuất hiện trên bề mặt thép do sự tương tác oxy, hơi nước và sắt. Gỉ cốt thép có thể sinh ra trong quá trình bảo quản, gia công lắp dựng, trước và sau khi đổ bê tông nếu không phát hiện và xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình bê tông cốt thép. Gỉ cốt thép làm suy giảm lực liên kết giữa thép với bê tông. Bài báo sẽ góp phần phân tích tổng quan về gỉ thép và làm sáng tỏ ảnh hưởng đến lực bám dính giữa cốt thép và bê tông thông qua kết quả thực nghiệm.
1399 Sử dụng EFA phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ các dự án trường học / Tống Văn Lũy // Công thương (Điện tử) .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 145-150 .- 624
Bài báo này sử dụng kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) và chỉ ra 5 nhóm nhân tố quan trọng. Các nhân tố đó ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ các dự án xây dựng trường học tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này sử dụng 2 bảng câu hỏi khảo sát và sau đó được phân tích bằng kiểm định thống kê. Chúng ta có thể sử dụng các kết quả để khắc phục việc chậm tiến độ của các dự án xây dựng trường học tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu cũng tìm ra một vài biện pháp để khắc phục ảnh hưởng của 3 nhân tố quan trọng.
1400 Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức: Nghiên cứu trường hợp các công ty lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh / Lưu Hoàng Giang, Cao Thị Thanh Trúc, Hoàng Duy Khôi // .- 2019 .- Số 6 .- Tr. 138-144 .- 658
Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và mối quan hệ giữa các yếu tố này. Kết quả trên 246 mẫu khảo sát cho thấy các yếu tố (giao tiếp trong tổ chức, đào tạo và phát triển, khen thưởng và công nhận, làm việc theo nhóm, sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị) giải thích được sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Kết quả cũng cho thấy sự gắn kết của nhân viên có tác động tích cực từ cao đến thấp với 5 yếu tố, gồm: Giao tiếp trong tổ chức (β = 0,762); Đào tạo và phát triển (β = 0,191); Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị (β = 0,052); Làm việc theo nhóm (β = 0,049); Khen thưởng và Công nhận (β = 0.044).