CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1411 Tính toán cột chịu nén lệch tâm xiên bằng phương pháp gần đúng, kết hợp với biểu đồ tương tác theo TCVN 5574:2012 / Nguyễn Thị Ngọc Loan // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 62-67 .- 624
Giới thiệu phương pháp xác định khả năng chịu lực của cột chịu nén lệch tâm xiên sử dụng phương trình tải trọng nghịch đảo và phương trình đường viền tải trọng, được giới thiệu bởi Boris Bresler, kết hợp với các họ biểu đồ tương tác được xây dựng theo TCVN 5574:2012.
1412 Nghiên cứu hiệu quả gia cường trong công trình cao tầng bê tông cốt thép bằng tấm CFRP / Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Quang Tùng // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 51-56 .- 624
Trình bày kết quả tính toán khả năng chịu lực cho cấu kiện cột bê tông cốt thép chịu tải nén-uốn kết hợp được bọc với số lớp (bề dày) CFRP khác nhau. Phạm vi nghiên cứu giới hạn với cột BTCT có tiết diện hình vuông trong nhà cao tầng có thay đổi công năng, sử dụng phương pháp biểu đồ tương tác theo hướng dẫn ACI 440.2R-08. Từ đó rút ra các kết luận về hiệu quả của phương pháp gia cường CFRP.
1413 Tính toán về cấu tạo bản tròn bê tông cốt thép theo TCVN 5574:2012 / Ngô Quang Hưng // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 56-61 .- 624
Trình bày cách tính toán và cấu tạo bản tròn bê tông cốt thép chịu tải trọng phân bố vuông góc bản theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2012.
1414 Một cách tiếp cận về quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng / Nguyễn Văn Có, Lê Thị Bích Thủy // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 57-59 .- 624
Đề cập đến vấn đề quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng bằng cách tiếp cận các nguồn tri thức hiện tại và đề xuất một phương pháp dựa trên sự sắp xếp mô hình hóa chức năng quản lý rủi ro, đánh giá tính thực tiễn của mô hình. Kết luận sơ bộ của nghiên cứu này là thực tế quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng ở Việt Nam vẫn còn rất kém hiệu quả và nguyên nhân chính của tình trạng này là do thiếu hiểu biết, thiếu quan tâm đến quản lý rủi ro khi bắt đầu dự án. Việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro ngay từ khi dự án bắt đầu sẽ cho phép chủ đầu tư và nhà thầu phát triển dự án tốt nhất, giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện dự án xây dựng.
1415 Ảnh hưởng của tro bay và silicafume đến tính công tác của bê tông tự lèn sử dụng cho công trình siêu cao tầng / Cù Thị Hồng Yến, Trần Văn Miền, Hồ Hữu Chỉnh, Lê Văn Hải Châu, Lên Ngọc Thiện // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 60-64 .- 624
Hiện nay, bê tông tự lèn được sử dụng trong thi công các công trình siêu cao tầng, nhờ hỗn hợp BTTL có tính công tác tốt mà vẫn đảm bảo độ ổn định và đồng nhất. Việc sử dụng tro bay và silicafume thay thế cho một phần khối lượng xi măng để cải thiện tính công tác và cường độ cơ lý của bê tông tự lèn. Hàm lượng tro bay từ 20% đến 25 % và hàm lượng silicafume từ 6% đến 8% là tối ưu cho BTCT vẫn đảm bảo cường độ yêu cầu là 60MPa.
1416 Đánh giá sự hiệu quả trong giai đoạn vận hành của những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam / Trần Quyết, Nguyễn Anh Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 65-72 .- 624
Trình bày kết quả nghiên cứu liên quan đến hiệu quả trong giai đoạn vận hành của những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh tại Việt Nam. Đã có nhiều nhà nghiên cứu bàn về vận hành hiệu quả những dự án được cấp chứng chỉ công trình xanh, kế thừa các kết quả của các nghiên cứu trước đây. Từ kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra các nhóm chỉ tiêu và chỉ tiêu cụ thể, xây dựng khung chỉ tiêu cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các nhóm chỉ tiêu giúp các bên liên quan có mô hình khoa học để đánh giá khách quan các hiệu quả thực tiễn công trình xanh mang lại trong quá trình vận hành.
1417 So sánh quy định về chiều dài neo và nối chồng cốt thép của tiêu chuẩn TCVN 5574:2012 với một số tiêu chuẩn quốc tế / Nguyễn Ngọc Bá, Đào Quang Trường // Khoa học công nghệ xây dựng .- 2016 .- Số 3 .- Tr. 50-55 .- 624
Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống thấm sử dụng polystyren từ rác thải trong công nghiệp và sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo nên vật liệu chống thấm bao gồm: polystyren, xi măng, cát, tro trấu và natri silicat, là các vật liệu thông dụng và phổ biến ở Việt Nam. Quy trình chế tạo và thi công vật liệu đơn giản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vật liệu chống thấm từ polystyren tái chế thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về cường độ bám dính và độ xuyên nước theo tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu.
1418 Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm bằng phương pháp top-down / To Thanh Sang, Trần Văn Thân, Trần Thanh Danh // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 73-77 .- 624
Phân tích nội lực sàn tầng hầm trong quá trình thi công tầng hầm theo phương pháp thi công top-down. Tác giả dựa vào số liệu quan trắc thực tế công trình “Rivergate Residence” với quy mô 4 tầng hầm, 33 tầng cao được thi công theo phương pháp top-down. Diện tích sàn tầng hầm là 6280m2, nằm tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Qua đó sử dụng phần mềm Plaxis 3D Foundation để mô phỏng bài toán so sánh với kết quả quan trắc thực tế để đánh giá.
1419 Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu nhẹ geo foam ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi / Đỗ Hữu Đạo, Nguyễn Đức Tài // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 78-85 .- 624
Nghiên cứu thực nghiệm về vật liệu Geo Foam để tìm ra các thông số, các chỉ tiêu cơ lý của chúng ở trạng thái nhẹ nhất mà vẫn đảm bảo về ổn định nền đường. Vật liệu cho Geo Foam vẫn sử dụng vật liệu địa phương tại tỉnh Gia Lai và từ đó làm cơ sở ứng dụng cho việc giảm lún nền đường đầu cầu đắp cao ở khu vực miền núi ở đây. Tác giả đã nghiên cứu thực nghiệm cho 2 cấp phối bê tông nhẹ D800 và D1100, các đặc điểm về cường độ chịu nén, cường độ chịu uốn, và độ co ngót của mẫu đạt được khá ấn tượng và thõa mãn các điều kiện yêu cầu về kỹ thuật theo TCVN.
1420 Ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính ở nhiệt độ cao / Đỗ Thị Phương, Vũ Minh Đức // Xây dựng .- 2019 .- Số 11 .- Tr. 86-88 .- 624
Đánh giá ảnh hưởng của tro bay đến cường độ nén của chất kết dính sử dụng OPC ở nhiệt độ cao. Các biến trong thí nghiệm bao gồm hàm lượng FA thay thế OPC từ 20 đến 50% (theo khối lượng), nhiệt độ từ 25oC đến 1000oC và một cách làm nguội mẫu (trong không khí). Nhìn chung, ở nhiệt độ 400oC đến 800oC, mẫu FA25 cho giá trị cường độ nén cao nhất. Phân tích vi cấu trúc bởi các phương pháp như Rơnghen (XRD) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) được thể hiện trong nghiên cứu này.