CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1371 Tính áp lực dưới đế móng công trình biển trọng lực / Đinh Quang Cường // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 104-113 .- 624

Đề xuất dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính áp lực dưới đế móng trọng lực, áp dụng cho các móng tròn và vuông. So sánh kết quả với cách tính theo tiêu chuẩn {5}, {6} và đưa ra lời khuyên để khi dùng phương pháp phần tử hữu hạn để tính áp lực dưới đế móng trọng lực có hình dáng bất kỳ.

1372 Đánh giá độ nhám mặt đường bê tông nhựa chặt ngoài hiện trường / Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Phương Nhi, Huỳnh Lê Huy , Trần Văn Hồng Phúc, Hà Xuân Khang // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 114-117 .- 624

Nghiên cứu, đánh giá độ nhám thực tế của một số mặt đường bê tông nhựa chặt thông qua hai thiết bị thí nghiệm có sẵn ở nhiều phòng thí nghiệm ở Việt Nam là con lắc Anh và rắc cát.

1373 Phương pháp phần tử chuyển động cho phân tích ứng xử tấm nổi nhiều lớp chịu tải trọng di chuyển trên vùng nước nông / Nguyễn Xuân Vũ, Cao Tấn Ngọc Thân, Bùi Hà Việt, Lương Văn Hải // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 118-122 .- 624

Trong bài báo này, ứng xử thủy đàn hồi học của một tấm nhiều lớp nổi trên mặt nước nông yên tĩnh được mô phỏng bằng phương pháp phần tử chuyển động (MEM). Theo phương pháp này, phần kết cấu tấm được mô hình sử dụng lý thuyết tấm nhiều lớp với lõi đàn hồi, trong khi đó lý thuyết sóng nước nông tuyến tính được sử dụng để mô phỏng bài toán thủy động lực học của chất lỏng. Cả hai miền tính toán của kết cấu và chất lỏng được rời rạc hóa đồng thời bằng nhiều “phần tử chuyển động” nằm trong hệ trục tạo độ di chuyển cùng với tải trọng. Thông qua đó, mô hình lý thuyết này giúp loại bỏ hoàn toàn việc cập nhật lại vector tải trọng do sự thay đổi vị trí của điểm tiếp xúc so với các phần tử. Kết quả mô phỏng được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả của lõi đàn hồi trong việc giảm ảnh hưởng của sóng nước lên bề mặt đường bên trên kết cấu nổi.

1375 Bài toán tối ưu khung thép phẳng phi tuyến có xét đến thiết kế panel zone / Hà Mạnh Hùng, Trương Việt Hùng // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 8-10 .- 624

Trình bày bài toán tối ưu khung thép phẳng có xét đến chi phí gia cường panel zone trong quá trình tối ưu. Hàm mục tiêu của bài toán tối ưu là tổng giá thành của các cột, dầm và panel zone được đơn giản hóa như hàm tổng khối lượng. Các điều kiện ràng buộc gồm các yêu cầu về cấu tạo, cường độ và sử dụng. Thuật toán tiến hóa vi phân được sử dụng để giải bài toán tối ưu đề ra. Khung thép phẳng 1 nhịp 10 tầng được xem xét để minh họa cho bài toán tối ưu được đặt ra.

1376 Ảnh hưởng của kích thước kết cấu bê tông khối lớn đến sự hình thành trường nhiệt độ và vết nứt ở tuổi sớm ngày / Đỗ Thị Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Chức, Lâm Thanh Quang Khải // Xây dựng .- 2020 .- Số 01 .- Tr. 11-14 .- 624

Trong quá trình xây dựng, sự hình thành vết nứt nhiệt trong kết cấu bê tông khối lớn là vấn đề được quan tâm và giải quyết. Sự phát triển vết nứt nhiệt trong kết cấu bê tông khối lớn tuổi sớm ngày phần lớn là do nhiệt thủy hóa xi măng gây ra. Do vậy, việc kiểm soát và dự đoán sự hình thành trường nhiệt độ trong cấu kiện bê tông khối lớn là hết sức cần thiết. Trong bài báo này, nhóm tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng của kích thước kết cấu bê tông khối lớn đến sự hình thành trường nhiệt độ và đánh giá nguy cơ hình thành vết nứt ở tuổi sớm ngày.

1377 Chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh bằng phương pháp cập nhật mô hình phần tử hữu hạn kết hợp thuật giải tiến hóa vi phân cải tiến / Nguyễn Bá Duẩn, Phạm Hoàng Anh // Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng (TLĐiện tử) .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 21-34 .- 624

Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu về việc chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh sử dụng phương pháp cậpnhật mô hình phần tử hữu hạn (PTHH) và thuật toán tiến hóa vi phân cải tiến (ANDE). Độ cứng của các cấukiện trong kết cấu hư hỏng được xác định thông qua tối ưu hóa sai khác giữa số liệu dao động thực nghiệm (môphỏng trên mô hình giả định hư hại cho trước) và ứng xử của mô hình PTHH lý thuyết với các tham số độ cứngchưa biết. Kết quả kiểm chứng trên hai ví dụ số, một kết cấu dàn và một kết cấu khung phẳng, cho thấy phươngpháp đề xuất là một phương pháp khả thi và hiệu quả cho việc chẩn đoán độ cứng kết cấu hệ thanh.

1378 Tối ưu hóa ước tính mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà dựa trên các thuật toán trí tuệ nhân tạo / Trần Đức Học, Lê Tấn Tài // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 35-45 .- 624

Mô phỏng và dự báo năng lượng tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập chính sách năng lượngvà đưa ra quyết định theo hướng phát triển bền vững. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp kỹ thuật thốngkê và công cụ trí tuệ nhân tạo bao gồm mạng nơ-ron thần kinh (ANNs – Artificial neutral networks), máy hỗtrợ véc tơ (SVM – Support vector machine), cây phân loại và hồi quy (CART - Classification and regressiontrees), hồi quy tuyến tính (LR - Linear regression), hồi quy tuyến tính tổng quát (GENLIN - Generalized linearregression), tự động phát hiện tương tác Chi-squared (CHAID - Chi-square automatic interaction detector) vàmô hình tổng hợp (Ensemble model) để dự đoán mức tiêu thụ năng lượng trong các căn hộ tòa nhà chung cư.Bộ dữ liệu để xây dựng mô hình gồm 200 mẫu được khảo sát ở nhiều chung cư tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hìnhđơn có hiệu quả tốt nhất trong quá trình dự đoán là CART, trong khi đó mô hình được tổng hợp tốt nhất làCART + GENLIN.

1379 Hiệu quả ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao cho công trình cầu nghiên cứu cho cầu dân sinh An Thượng - Thành phố Hưng Yên / Trần Văn Tấn, Vũ Thị Kim Dung, Trần Đức Bình, Đặng Văn Dựa, Vũ Kim Yến // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 46-59 .- 624

Bê tông chất lượng siêu cao là một loại vật liệu xây dựng mới có nhiều tính năng cơ lý và kỹ thuật vượt trộiso với bê tông truyền thống (bê tông thường), đã được nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vào các công trình xâydựng, đặc biệt là công trình cầu, ở các nước tiên tiến từ những năm 90 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam loại vậtliệu này cũng đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển và ứng dụng thử nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu đánh giáhiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao là rất cần thiết. Bài báo trình bày một nghiêncứu đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ứng dụng bê tông chất lượng siêu cao thông qua việc so sánh phươngán sử dụng bê tông chất lượng siêu cao với bê tông thường để thiết kế và xây dựng cầu dân sinh An Thượng,thành phố Hưng Yên.

1380 Đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển trong các điều kiện bảo dưỡng khác nhau / Trẩn Ngọc Thanh, Nguyễn Nhật Huy, Dương Minh Triều, Lê Thanh Điền // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 60-72 .- 624

Bài báo này đánh giá khả năng chịu nén của bê tông sử dụng cát biển ở Phú Quốc, Kiên Giang trong các điềukiện bảo dưỡng khác nhau. Tổng cộng 180 mẫu lập phương đã được đúc và thí nghiệm nén. Hai loại cấp phốibê tông được khảo sát là mác 200 (M200) và mác 300 (M300). Hàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bêtông thay đổi 0, 50 và 100%. Các mẫu bê tông được ngâm trong nước ngọt và nước mặn với các thời gian bảodưỡng là 7, 14, 28, 56 và 84 ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ chịu nén của bê tông sử dụng cát biểntăng nhanh khi bảo dưỡng từ 7 ngày đến 28 ngày nhưng tăng chậm hơn từ sau 28 ngày đến 84 ngày. Trong bahàm lượng cát biển thay thế cát sông trong bê tông 0, 50 và 100% thì các mẫu có hàm lượng cát biển thay thếcát sông trong bê tông 100% có cường độ nén lớn nhất so với các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế khác tạicác thời gian bảo dưỡng bao gồm 7, 14, 28 và 56 ngày, trong khi các mẫu có hàm lượng cát biển thay thế cátsông trong bê tông 50% có cường độ nén lớn nhất tại 84 ngày. Khi thay thế 100% cát sông bằng cát biển thìcường độ chịu nén của bê tông tăng từ 2% đến 35%. Hầu hết các mẫu bảo dưỡng trong nước ngọt đều có cườngđộ chịu nén lớn hơn từ 2% đến 34% trong nước mặn.