CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1381 Nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm ứng xử xoắn thuần túy của dầm bê tông cốt thép / Phạm Xuân Đạt // .- 2020 .- Tr. 73-80 .- 624

Trong kết cấu sàn-dầm nhà bê tông cốt thép, dầm biên thường chịu tác động xoắn gây ra bởi mô men âm củadầm phụ và sàn được đỡ bởi các dầm biên này. Trong hai tiêu chuẩn thiết kế hiện hành ACI 318-19 (Mỹ) và EN1992-1-1 (Châu Âu), các tính toán dự báo sức kháng xoắn của dầm là tương đối khác nhau. Sự khác nhau nàygây ra những khó khăn nhất định cho các kỹ sư thiết kế trong thực hành tính toán. Nghiên cứu này thực hiện sosánh công thức dự báo sức kháng xoắn của hai tiêu chuẩn trên đây, đồng thời so sánh các kết quả dự báo với kếtquả thí nghiệm trên 2 mẫu dầm thực chịu tác động xoắn cho đến khi phá hoại hoàn toàn. Dựa trên các so sánhnày, các khuyến cáo về quy trình tính toán thiết kế dầm biên chịu mô men xoắn sẽ được thảo luận.

1382 Ứng xử ngang của gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết hình khối hộp chịu chuyển vị lớn / Vũ Quang Việt, Ngô Văn Thuyết // .- 2020 .- Tr. 81-92 .- 624

Gối cách chấn đàn hồi cốt sợi không liên kết (gọi tắt là gối U-FREI) là một loại gối cách chấn tương đối mớiđang được phát triển trên thế giới. Các nghiên cứu về gối U-FREI ở Việt Nam mới chỉ xem xét gối U-FREI chịuchuyển vị ngang với giá trị nhỏ (nhỏ hơn 1,0tr, trong đótrlà tổng chiều dày các lớp cao su trong gối U-FREI).Trong nghiên cứu này, ứng xử ngang của gối U-FREI hình khối hộp chịu đồng thời tải trọng thẳng đứng có giátrị không đổi và chuyển vị ngang vòng lặp dạng hàm điều hòa có độ lớn tăng dần đến giá trị 2,0trđược khảo sátbằng phương pháp phân tích mô hình số. Nghiên cứu chỉ ra rằng tại các chuyển vị nhỏ, độ cứng ngang của gốiU-FREI giảm xuống do gối cách chấn có biến dạng cuộn, nhưng ở các chuyển vị lớn, độ cứng ngang của gốiU-FREI tăng lên.

1383 Mô hình hóa đa tỷ lệ bài toán địa cơ học sử dụng phương pháp kết hợp phần tử hữu hạn và phần tử rời rạc / Nguyễn Trung Kiên // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 93-103 .- 624

Phương pháp phần tử hữu hạn (PTHH) và phương pháp phần tử rời rạc (PTRR) là hai phương pháp được sửdụng rất phổ biến trong mô phỏng bài toán địa cơ học. Mỗi phương pháp dựa trên các giả thuyết khác nhauvà cũng phù hợp với các trường hợp khác nhau. Nếu như phương pháp PTHH phù hợp với các bài toán ở tỷ lệvừa và lớn thì phương pháp PTRR cho phép mô tả đến tỷ lệ vi mô, tương tác giữa các phần tử cấu thành vậtliệu. Nhằm kết hợp và phát triển một phương pháp mô phỏng đa tỷ lệ kết hợp ưu điểm của hai phương pháp nóitrên, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian vừa qua. Bài báo này trình bày một nghiên cứu đề xuấtviệc kết hợp giữa hai phương pháp thống nhất trong một mô phỏng đa tỷ lệ. Phương pháp kết hợp cho phép môphỏng các bài toán ở tỷ lệ vĩ mô, thông qua việc kể đến các đặc trưng tự nhiên của vật liệu thông qua tương tácở tỷ lệ vi mô. Sau đó, một ví dụ minh họa khả năng của phương pháp đã được thực hiện. Vật liệu mô phỏngđược hiệu chỉnh dựa trên mẫu đá sét Callovo Oxfordian. Kết quả thu được phù hợp với kết quả thực nghiệm.Đặc biệt, hiện tượng tập trung biến dạng trong một vùng hẹp, cục bộ, hình thành cụm trượt đã được ghi nhận.Thông qua đó, các tính chất ở cấp vi mô cùng đã được phân tích nhờ vào phương pháp mô phỏng này.

1384 Nghiên cứu xác suất xuất hiện tàu đi sai luồng khi lưu thông qua cầu có xét thêm ảnh hưởng của biến đổi lòng chủ và hệ thống cảnh báo / Nguyễn Quốc Bảo // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 104-113 .- 624

Nghiên cứu tính toán xác suất hư hỏng của công trình cầu sau khi va chạm với tàu thuyền đòi hỏi tính toán khảnăng (xác suất) tàu đi sai luồng vận tải khi lưu thông trên sông. Việc xác định xác suất này đã được đề cập trongcác tiêu chuẩn thiết kế cầu. Bài báo đề xuất bổ sung thêm hai hệ số điều chỉnh (hệ số xét đến hệ thống phát hiệnva chạm và cảnh báo bằng tín hiệu cũng như hệ số xét đến sự thay đổi lòng chủ của sông qua các năm). Việctính toán xác suất tàu đi sai luồng vận tải khi lưu thông qua một công trình cầu giả định đã minh chứng đượcsự cần thiết của việc bổ sung hai hệ số này vào công thức tính toán. Hơn nữa, mô phỏng số Monte-Carlo cũngđược thực hiện và kết quả được so sánh với các dữ liệu lịch sử để khẳng định tính đúng đắn của công thức đề xuất.

1385 Ứng dụng lý thuyết hình học Topology trong quá trình thiết kế kiến trúc và định hướng ứng dụng tại Việt Nam / Nguyễn Thị Minh Thùy // .- 2020 .- Tập 14 Số 1V .- Tr. 147-156 .- 624

Xuất hiện chính thức từ giữa thế kỷ XIX, Topology là một ngành toán học trẻ có ảnh hưởng đáng ghi nhận trong kiến trúc đương đại. Những lý thuyết hình học Topology, được thúc đẩy nhờ thành tựu của công nghệ kỹ thuật số, vật liệu mới và xây dựng, đã được áp dụng vào quá trình thiết kế kiến trúc theo nhiều cách tiếp cận nhằm sáng tạo những không gian kiến trúc mềm dẻo, đàn hồi, năng động, biến đổi liên tục với các hình thức kiến trúc tự do, dễ uốn, độc đáo và vô cùng mới mẻ. Bài báo có mục đích nghiên cứu việc ứng dụng lý thuyết hình học Topology trong quá trình thiết kế các công trình kiến trúc trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó xây dựng một khung ứng dụng cơ bản và đề xuất định hướng ứng dụng trong điều kiện Việt Nam.

1386 Sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng chiều cao nhỏ qua thí nghiệm đẩy / Hàn Ngọc Đức, Vũ Anh Tuấn, Trần Mạnh Dũng // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 1-8 .- 624

Cơ chế truyền lực trượt dọc của dầm liên hợp có tiết diện dầm thép rỗng và chiều cao nhỏ với các hình dạng khác nhau của chốt bê tông chịu cắt nằm chìm trong bản sàn bê tông là khác biệt so với chốt thép có mũ chịu cắt. Trong bài báo này, sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao thấp sẽ đượcxem xét. Sức kháng trượt dọc theo lý thuyết cho chốt bê tông chịu cắt được xác định dựa theo tiêu chuẩn EN1992-1-1 và EN 1994-1-1. Thí nghiệm đẩy của bốn mẫu với chốt bê tông có hình dạng tròn và hình thang sẽ được thực hiện và kết quả thí nghiệm sẽ được so sánh với giá trị kháng trượt dọc theo công thức lý thuyết. Tất cả bốn mẫu thử được nhúng dầu để đảm bảo không có lực dính kết giữa phần bê tông và thép kết cấu. Sự phá hoại của mẫu thử và kết quả thí nghiệm cho thấy rằng sức kháng trượt dọc của chốt bê tông trong dầm liên hợp rỗng có chiều cao nhỏ không chỉ phụ thuộc vào sức kháng cắt của chốt bê tông.

1387 Khung nhà công nghiệp một tầng bằng thép có cầu trục được thiết kế chịu tải trọng động đất và gió / Đinh Văn Thuật, Nguyễn Đình Hòa, Hồ Viết Chương, Trịnh Duy Khánh // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 9–19 .- 624

Trong bài báo này, tám khung nhà công nghiệp một tầng, một nhịp bằng thép có cầu trục được khảo sát với các thông số về nhịp khung là 20, 26, 32 và 38 m; sức trục là 100 và 200 kN và được xây dựng ở khu vực Hà Nội và Sơn La. Các trường hợp tải trọng được sử dụng để thiết kế khung gồm tĩnh tải, hoạt tải sửa chữa mái, tải cầu trục, tải trọng gió thổi ngang và dọc nhà, tải trọng động đất tĩnh tương đương tác dụng theo phương ngang và đứng. Các trường hợp tổ hợp nội lực được xác định tương ứng với các hệ số tổ hợp khi xét trường hợp tải trọng động đất có ảnh hưởng chính, tải trọng gió có ảnh hưởng chính và tải trọng gió có ảnh hưởng tương tự như các hoạt tải khác. Kết quả tổ hợp mô men uốn ở chân cột và đỉnh cột do tải trọng động đất có xu hướng lớn hơn so với do tải trọng gió khi nhịp khung tăng, đặc biệt đối với trường hợp khung ở khu vực Sơn La có động đất mạnh và gió yếu. Trọng lượng của cột và dầm khung được thiết kế chịu tải trọng động đất là lớn hơn đáng kể so với chịu tải trọng gió, phụ thuộc vào chiều dài nhịp khung và độ lớn tương đối của động đất so với gió.

1388 Ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến mômen tới hạn của dầm công xôn tiết diện chữ I / Bùi Hùng Cường // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 20-27 .- 624

Bài báo sử dụng phần tử hữu hạn dạng vỏ trong SAP2000 để khảo sát ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến ổn định tổng thể của dầm công xôn tiết diện chữ I có hai trục đối xứng. Độ cứng của sườn đầu dầm ngăn cản vênh tự do của các bản cánh của dầm công xôn, do đó làm giảm chiều dài tính toán khi xoắn kiềm chế của dầm công xôn.Bài báo thực hiện nghiên cứu tham số đối với nhiều dầm công xôn chịu uốn đều nhằm đề xuất một công thức gần đúng xác định chiều dài tính toán khi xoắn kiềm chế, công thức gần đúng này phụ thuộc vào tỷ số độ cứng của sườn đầu dầm và độ cứng chống xoắn kiềm chế của dầm công xôn. So sánh giữa công thức đề xuất và các công thức gần đúng của các tác giả khác cho thấy sự phù hợp hơn của nghiên cứu với kết quả số phân tích từ SAP2000. Các ví dụ được thực hiện đối với dầm công xôn chịu uốn đều nhằm chứng minh sự tin cậy của công thức đề xuất và nêu bật ảnh hưởng của sườn đầu dầm đến việc tăng khả năng ổn định của dầm công xôn.

1389 Nghiên cứu khả năng áp dụng giải pháp đập hở khung thép ngăn lũ bùn đá tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam / Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Trần Hiếu, Hoàng Tuấn Nghĩa // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 28-37 .- 624

Lũ bùn đá là một dạng lũ mang theo nhiều vật rắn, xảy ra phổ biến ở khu vực miền núi gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Với mục tiêu giảm nhẹ thiệt hại do lũ bùn đá gây ra, nhiều giải pháp công trình và phi công trình đã được nghiên cứu áp dụng, trong đó giải pháp đập ngăn bùn đá được chứng minh là một trong những giải pháp hữu hiệu. Đập ngăn bùn đá đã được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản, Đài Loan, Áo... và đóng vai trò quan trọng trong quản lý, phát triển lưu vực sông. Tuy nhiên, giải pháp này tại Việt Nam hiện nay còn ít được nghiên cứu và chưa được áp dụng thử nghiệm. Bài báo giới thiệu một nghiên cứu về giải pháp đập ngăn bùn đá bằng khung thép dạng hở. Bài báo được cấu trúc gồm hai phần chính: phần đầu giới thiệu tổng quan về giải pháp đập ngăn bùn đá và các bước cơ bản thiết kế đập ngăn bùn đá bằng khung thép dạng hở. Phần hai trình bày kết quả khảo sát thực địa tại khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam qua đó đề xuất một vị trí cụ thể có khả năng áp dụng giải pháp này.

1390 Thiết kế dầm thép tiết diện chữ I tổ hợp hàn theo TCVN 5575:2012 và SP 16.13330.2017 / Nguyễn Thanh Hà // .- 2019 .- Tập 13 Số 5V .- Tr. 38-46 .- 624

Phần lớn các tiêu chuẩn thiết kế trong xây dựng ở Việt Nam được ban hành dựa trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn của Liên Xô trước đây. Bên cạnh một số tiêu chuẩn vẫn còn hiệu lực, Liên bang Nga đã ban hành một số tiêu chuẩn mới đã có chỉnh sửa và cập nhật, một trong số đó là SP 16.13330.2017, tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép. Bài báo trình bày thiết kế dầm thép tổ hợp hàn có tiết diện chữ I dựa trên hai tiêu chuẩn TCVN 5575:2012 và SP 16.13330.2017 với mục đích giúp cho kỹ sư có thể áp dụng quá trình tự động hóa trong thiết kế thực tế cũng như đóng góp vào việc soát xét, hiệu đính, bổ sung TCVN 5575:2012 cho đồng bộ, phù hợp và tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập.