CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1361 So sánh cường độ bám dính của cốt GFRP và cốt thép với bê tông cốt sợi phân tán trong điều kiện môi trường đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long / Nguyễn Lê Thi, Hoàng Đức Thảo, Nguyễn Hải Châu, Đỗ Thắng // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 9-13 .- 624

Trình bày các kết quả thực nghiệm so sánh cường độ bám dính của cốt GFRP và cốt thép với bê tông cốt sợi phân tán trong điều kiện môi trường đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long.

1362 Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng – trường hợp nghiên cứu ở TP. Hồ Chí Minh / Hoàng Văn Ngọc, Đỗ Tiến Sỹ, Chu Việt Cường // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 18-22 .- 624

Trình bày kết quả cuộc khảo sát về nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng – trường hợp nghiên cứu ở TP. HCM. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi khảo sát và phân tích số liệu thống kê. Kết quả khảo sát đã xếp hạng được các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến quản lý chi phí. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (EFA), sau khi phân tích đã tìm ra được các nhóm nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến việc quản lý chi phí của chủ đầu tư trong giai đoạn thi công nhà cao tầng như: Năng lực, Bên ngoài, Chủ đầu tư, Thi công.

1363 Ảnh hưởng của hàm lượng cốt dọc đến khả năng kháng cắt của dầm bê tông cốt thép được gia cường kháng cắt bằng tấm GFRP dạng U / Lã Hồng Hải, Nguyễn Minh Long // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 29-32 .- 624

Trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của hàm lượng cốt dọc và số lớp tấm GFRP dạng U gia cường kháng cắt đến khả năng kháng cắt và chuyển vị của dầm bê tông cốt thép. Chương trình thực nghiệm được thực hiện trên tám mẫu dầm tiết diện chữ nhật có cùng kích thước (200x500x3400mm), có hàm lượng cốt dọc thay đổi (1.71% và 2.08%) và số lớp tấm GFRP dạng U dùng để gia cường kháng cắt khác nhau (một, hai và ba lớp).

1364 Ứng dụng mạng BBNS dự báo rủi ro an toàn cần trục tháp trên công trường xây dựng / Lê Thanh Phúc, Lương Đức Long // Xây dựng .- 2020 .- Số 12 .- Tr. 33-38 .- 624

Phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn cần trục tháp trên công trường xây dựng. Phân tích định lượng rủi ro an toàn cần trục tháp trên công trường xây dựng bằng mô hình BBNs. Áp dụng mô hình BBNs vào một dự án nhà cao tầng đang triển khai ở tỉnh Bình Dương để kiểm chứng sự phù hợp với thực tế.

1365 Kết hợp dữ liệu đám mây điểm từ các thiết bị 3D laser scanning và phương tiện bay không người lái (UAV) nhằm thu thập thông tin mô hình công trình xây dựng / Đỗ Tiến Sỹ, Nguyễn Anh Thư, Hoàng Hiệp,… // Xây dựng .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 39-42 .- 624

Nghiên cứu sẽ tập trung vào quy trình kết hợp dữ liệu đám mây điểm trên mặt đất từ ba loại thiết bị khác nhau (Faro Focus S350A, Leica RTC 360, Leica Station P50) và dữ liệu đám mây điểm trên không (aerial laser scanning data) thu được từ việc kết hợp thiết bị bay không người lái UAV Stormbee S20 và Faco Focus S350A. Quy trình đề xuất đạt được những dữ liệu tích hợp có giá trị và có thể đề xuất sử dụng trong công tác khảo sát, thiết kế và kiểm định công trình.

1366 Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) và công nghệ 3D laser scanning quản lý khối lượng thực hiện dự án xây dựng / Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Anh Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 45-50 .- 624

Trong giai đoạn hiện nay, tình trạng quản lý khối lượng thực hiện dự án xây dựng bằng các phương pháp truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, tốn nhiều thời gian và độ chính xác chưa cao. Từ những ưu điểm của mô hình BIM và công nghệ 3D laser scanning, nghiên cứu đã đề xuất quy trình ứng dụng các công nghệ này nhằm nâng cao chất lượng cũng như tiến độ trong tác quản lý khối lượng thực hiện. Nghiên cứu áp dụng quy trình vào dự án thực tế với một số công tác điển hình nhằm so sánh với phương pháp truyền thống và đưa ra kết luận, tạo tiền đề phát triển các hướng nghiên cứu trong tương lai.

1367 Phân tích tĩnh kết cấu dàn phẳng trong trường hợp có một thanh dàn sai lệch chiều dài đo chế tạo theo phương pháp phần tử hữu hạn / Phạm Văn Đạt // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 76-81 .- 624

Hiện nay, để phân tích nội lực kết cấu dàn có rất nhiều phương pháp khác nhau, nhưng một trong những phương pháp quan trọng và không thể thiếu được đối với người kỹ sư đó là phương pháp phần tử hữu hạn. Để phân tích kết cấu dàn có sự sai lệch chiều dài do chế tạo theo phương pháp phần tử hữu hạn, các tài liệu thường giới thiệu phương pháp tải trọng nhiệt tương đương. Nội dung bài bào này sẽ trình bày áp dụng phương pháp thừa số Lagrange để phân tích tĩnh bài toán này.

1368 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thiết bị tại công ty thi công xây dựng / Trần Tuyết Mai, Nguyễn Anh Thư // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 82-88 .- 624

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thiết bị và đề xuất giải pháp phù hợp. Tiến hành cuộc khảo sát với 32 nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý thiết bị tại các công ty ở TP. Hồ Chí Minh được chia thành 6 nhóm: Tổ chức công trường; Quản lý; Chủ đầu tư; Nhà cung cấp; Pháp lý; Điều kiện công trường; Ngoại cảnh. Bảng khảo sát được hỏi trực tiếp những cá nhân, chuyên gia có kinh nghiệm trong ngành xây dựng để thu thập và phân tích số liệu, tìm ra những nhân tố xảy ra thường xuyên và có mức độ ảnh hưởng lớn đến việc quản lý thiết bị và mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố với nhau. Từ đó khuyến nghị đến các công ty những nhân tố ảnh hưởng việc quản lý thiết bị và đề xuất giải pháp phù hợp.

1369 Ứng dụng động học hệ thống mô phỏng nguyên nhân dẫn đến hành vi không an toàn của công nhân xây dựng / Trần Văn Dũng, Phạm Hồng Luân // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 89-94 .- 624

Bài báo này coi việc quản lý an toàn hệ thống và tìm cách sử dụng động học hệ thống để chứng minh hệ thống ảnh hưởng như thế nào đến các hành vi không an toàn của công nhân xây dựng.

1370 Phát triển thuật toán lai ghép đom đóm (HFA) để tối ưu vị trí lắp cặt cần trục tháp / Phạm Vũ Hồng Sơn, Trương Minh Luận // Xây dựng .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 95-100 .- 624

Cần trục tháp là công cụ thiết yếu cần có trong những công trình xây dựng. Việc bố trí cần trục tháp cần thõa mãn được những ràng buộc trong công trường và từ đó sẽ làm giảm thiểu chi phí xuống mức thấp nhất. Ngược lại, vị trí cần trục tháp không hợp lý sẽ dẫn tới việc tiến độ bị chậm trễ, năng suất kém và gia tăng chi phí. Nghiên cứu này đề xuất một mô hình lai ghép Meta-heuristic mới, bao gồm thuật toán đom đóm (FA) với tối ưu hóa bầy đàn (PSO), phân phối Levy Flights và thuật toán tiến hóa vi phân (DE). Thuật toán đề xuất được đặt tên là HFA – Hybrid of firefly algorithm giúp cân bằng được khả năng tìm kiếm cục bộ và toàn cục. Hơn nữa, nghiên cứu này so sánh kết quả hảu HFA các thuật toán EBCO, EVPS, từ đó đánh giá được sự hiệu quả của thuật toán đề xuất trong việc tối ưu hóa vị trí cần trục tháp.