CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1331 Một số tác động ảnh hưởng của nước ngầm đến ổn định mái dốc đường ô tô / Nguyễn Huy Hùng // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 59-62 .- 624

Sụt trượt mái dốc nói chung và mái dốc đường ô tô nói riêng là hiện tượng xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại nặng nề về nhiều mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, trong đó nước ngầm được xác định là một trong nguyên nhân chính. Bài báo sẽ chỉ ra một số tác động ảnh hưởng của nước ngầm đến ổn định của mái dốc đường ô tô.

1332 Nghiên cứu một số đặc tính của vữa tự chảy cường độ cao sử dụng cát nghiền / TS. Nguyễn Tiến Dũng // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 63-65 .- 624

Phân tích ảnh hưởng của cát nghiền từ đá và tro bay đến một số đặc tính của vữa tự chảy xuống cường độ cao. Tro bay được thay thế cho xi măng với tỷ lệ 10%, 20% và 30% theo khối lượng. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tro bay có ảnh hưởng đáng kể đến tính công tác và cường độ chịu nén của vữa tự chảy. Sử dụng cát nghiền thay thế cát tự nhiên làm giảm tính công tác nhưng có thể cải thiện cường độ chịu nén của vữa tự chảy.

1333 Nghiên cứu tính toán thành phần hạt mịn cho bê tông có sử dụng cát mịn phối trộn đá xay trong xây dựng cầu / ThS. Nguyễn Đức Dũng, PGS. TS. Nguyễn Duy Tiến, TS. Thái Khắc Chiến // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 66-72 .- 624

Trình bày kết quả khảo sát một số mỏ cát mịn và đá xay ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đồng thời tiến hành thí nghiệm cường độ cơ bản của bê tông sử dụng cát hỗn hợp.

1334 Ảnh hưởng của hàm lượng tro bay đến cường độ chịu nén và nhiệt thủy hóa của bê tông nhiều tro bay / Lê Thu Trang, Trương Văn Quyết, Phạm Minh Trang // Cầu đường Việt Nam .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 73-77 .- 624

Trình bày nghiên cứu sử dụng tro bay (FA) thay thế xi măng từ 20 đến 60% để chế tạo bê tông chất lượng cao nhiều tro bay. Cường độ chịu nén và nhiệt thủy hóa của các loại bê tông với hàm lượng tro bay thay thế khác nhau được thí nghiệm. Cường độ chịu nén của các loại bê tông được thí nghiệm ở các tuổi 3, 7, 28. 56 và 90 ngày. Nhiệt độ thủy hóa được đo trong 72 giờ đầu tính từ lúc đổ bê tông sử dụng thiết bị đo nhiệt độ Pico Technology PT104.

1335 Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chịu lực của dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn trong môi trường xâm thực clorua / Trần Hoài Anh, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Hoàng Giang // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 81-86 .- 624

Trong nghiên cứu này, tám dầm bê tông cốt thép có các kích thước BXHXL = 150x200x2200 mm đã được chế tạo trong phòng thí nghiệm bằng bê tông có cấp độ bền B30, các thanh cốt thép dọc có đường kính danh nghĩa 12 mm thuộc nhóm thép CB300-V. Các dầm thí nghiệm được tiến hành gia tốc ăn mòn cốt thép và chia làm bốn nhóm dầm có mức độ ăn mòn cốt thép lần lượt là 5-6%, 9-10% và 13-15%, dựa trên khối lượng kim loại bị mất đi do ăn mòn so với khối lượng kim loại ban đầu. Tiếp theo, thí nghiệm uốn bốn điểm đã được tiến hành trên các mẫu dầm cho đến phá hoại. Các kết quả thực nghiệm cho phép so sánh sự làm việc chịu uốn của dầm bị ăn mòn so với dầm không bị ăn mòn, và xác định ảnh hưởng của mức độ ăn mòn cốt thép dọc đến khả năng chịu lực giới hạn của dầm bê tông cốt thép.

1336 Khảo sát thực nghiệm khả năng kháng cắt của nút khung biên sử dụng bê tông cốt sội thép tính năng siêu cao (UHPSFRC) chịu tải trọng lặp theo chu kì / Trần Trung Hiếu // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 87-91 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu khả năng kháng cắt của nút khung biên được thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocode 8 với cấp độ dẻo cao. Kết quả thực nghiệm này đưa ra ý tưởng về việc tăng cường cho nút khung, cung cấp thêm dữ liệu thực nghiệm và hỗ trợ công tác thực hành thiết kế theo tiêu chuẩn kháng chấn của Việt Nam.

1337 Phân tích chuyển vị của tường vây và lún nền công trình lân cận khi thi công hố đào sâu bằng mô phỏng plaxis 2D / Trần Văn Thân, Trần Thanh Danh, Tô Thanh Sang // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 92-96 .- 624

Trình bày kết quả nghiên cứu tính toán chuyển vị hệ tường vây và lún nền đường trong quá trình thi công bằng phương pháp PTHH ứng dụng Plaxis 2D 8.5 & Plaxis 2D 2018, kết quả tính toán sẽ cho phép dự báo chuyển vị ngang của tường vây và mức độ lún của nền đường khi thi công hố đào sâu. Ứng dụng phân tích chuyển bị tường vây hố đào sâu và lún nền đường một công trình tại khu vực Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp phân tích ngược so sánh số liệu quan trắc ngoài hiện trường cho thấy đáng tin cậy.

1338 So sánh sức chịu tải cực hạn của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn dựa trên kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc và công thức lý thuyết áp dụng cho nền đất tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp / Lê Trọng Nghĩa, Trương Quang Thành // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 97-103 .- 624

Sức chịu tải cực hạn của cọc bê tông cốt thép đúc sẵn làm móng một số công trình xây dựng tại thành phố Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp được nghiên cứu trong bài báo này. Các phân tích tính toán sức chịu tải cực hạn của cọc dựa trên công thức trong tiêu chuẩn TCXD 205-1998 và TCVN 10304-2014. Kết quả tính toán sức chịu tải cục hạn của cọc theo công thức lý thuyết có so sánh với số liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc tại hiện trường.

1339 Công nghệ bê tông tự đầm trong thi công nhà cao tầng / Tường Minh Hồng // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 104-108 .- 624

Thực tiễn xây dựng tại Việt Nam đang phát triển thi công các công trình cao tầng ở nhiều thành phố lớn. Vấn đề nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả đầu tư, hạn chế tối đa các rủi ro, tai nạn lao động trong quá trình thi công…luôn được các đơn vị liên quan tìm hiểu và đưa ra các giải pháp tích cực. Một trong số các yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc này là công nghệ thi công bê tông. Bài báo này sẽ giới thiệu công nghệ bê tông tự đầm với nhiều ưu điểm có thể giải quyết một số vấn đề nêu trên.

1340 Phân tích cơ sở lý thuyết và cách tính toán sức chịu tải cọc thông qua thí nghiệm động trên nền đất yếu khu vực phía Nam / Nguyễn Mạnh Tường // Xây dựng .- 2019 .- Số 09 .- Tr. 109-117 .- 624

Nghiên cứu phương pháp xác định sức chịu tải cọc bằng phương pháp thử động biến dạng lớn (PDA) nhằm nghiên cứu lý thuyết truyền sóng, nghiên cứu thực nghiệm các công trình thực tế, cách thức tiến hành. So sánh đơn giá các phương pháp thử trong một số công trình cụ thể tại Việt Nam. Thông qua các công trình nghiên cứu thực tiễn để có sự xác định nhanh chóng về phương pháp và các ưu điểm về thời gian và giá thành hạ so với phương pháp thử tĩnh truyền thống ở Việt Nam.