CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Xây Dựng

  • Duyệt theo:
1272 Nghiên cứu tính toán gradient nhiệt độ và nhiệt độ trung bình trong tấm bê tông xi măng mặt đường trong điều kiện khí hậu Việt Nam / ThS. NCS. Phạm Duy Linh, TS. Vũ Đức Sỹ, GS. TS. Phạm Cao Thăng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 43-46 .- 693

Giới thiệu phương pháp lý thuyết tính toán trường nhiệt độ trong tấm bê tông xi măng mặt đường, phương pháp tính cho phép xét được gradient nhiệt độ trong tấm bê tông với các chiều dày tấm khác nhau và các mức nhiệt độ khác nhau trên bề mặt tấm.

1273 Nghiên cứu ứng dụng phương pháp bán phá hủy xác định trạng thái ứng suất biến dạng trong dầm bê tông dự ứng lực / TS. Đỗ Hữu Thắng, ThS. NCS. Nguyễn Thái Khanh, ThS. Kiều Như Cường, KS. Trần Mạnh Cường // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 47-52 .- 693

Giới thiệu tóm tắt một số phương pháp và một số kết quả bước đầu thử nghiệm đo đạc ứng suất hiện có trong mẫu dầm bê tông cốt thép dự ứng lực được thực hiện gần đây tại Viện Khoa học và Công nghệ GTVT và Trường ĐH GTVT.

1274 Nghiên cứu tính toán sức chịu tải của kết cấu rỗng theo điều kiện đất nền / ThS. Nguyễn Văn Ninh // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 62-65 .- 624

Trình bày phương pháp tính toán sức chịu tải của kết cấu rỗng theo điều kiện đất nền bằng các phương pháp của cơ học nền móng và mô phỏng bằng phương pháp phần tử hữu hạn.

1275 Mô phỏng số 3D của nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố cọc đá dăm bọc vải địa kỹ thuật / TS. Phạm Văn Hùng, TS. Đào Phúc Lâm // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 66-70 .- 693

Phân tích độ lún của nền đường, cơ chế truyền tải trọng bên trong nền đắp và hiện tượng nở hông của cọc trong hai trường hợp nền đường đắp trên nền đất yếu gia cố bằng cọc đá dăm không và có bọc vải địa kỹ thuật.

1276 Phân tích đánh giá cường độ chịu nén hiện trường của bê tông có xét tới số lượng mẫu thí nghiệm phục vụ tính toán khả năng chịu lực của các công trình cầu cũ / TS. Lê Văn Mạnh, PGS. TS. Nguyễn Văn Vi // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 71-76 .- 693

Trình bày việc phân tích đánh giá cường độ chịu nén hiện trường của bê tông trên cơ sở độ tin cậy có xét tới các sai số phụ thuộc vào số lượng mẫu thí nghiệm phục vụ tính toán khả năng chịu lực của các công trình cầu bê tông cốt thép cũ.

1277 Nghiên cứu đánh giá tổng quan các đặc tính cơ học của bê tông chất lượng siêu cao UHPC – kinh nghiệm từ Cộng hòa Liên bang Đức / TS. Lê Hoàng An, ThS. Bùi Thanh Bảo // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 77-82 .- 693

Trình bày một cách tổng quan những đặc điểm cơ học cơ bản của bê tông chất lượng siêu cao UHPC thông qua kinh nghiệm từ các nghiên cứu ở CHLB Đức, từ đó để thấy được những ưu điểm vượt trội của UHPC so với các loại bê tông truyền thống thông thường.

1278 . Nghiên cứu ảnh hưởng mô hình ứng xử của vật liệu đến kết quả tính toán và phân tích ổn định mái dốc đứng gia cố bằng công nghệ đinh đất (soil nail) / TS. Đào Phúc Lâm, Phạm Thị Nhàn, Phạm Văn Tuấn, TS. Bùi Văn Đức // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 83-88 .- 624

Trình bày ảnh hưởng của một số mô hình vật liệu phổ biến được tích hợp trong phần mềm số, bao gồm mô hình đàn hồi tuyến tính Mohr-Coulomb, mô hình tăng bền Hardening Soil và mô hình biến dạng nhỏ đến kết quả tính toán và phân tích ổn định mái dốc đứng gia cố bằng công nghệ đinh đất.

1279 Nghiên cứu xác định các thông số từ biến của bê tông nhựa chặt C12.5 / TS. Lê Văn Phúc, ThS. Nguyễn Thanh Phong, KS. Nguyễn Vĩnh Hưng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 89-91 .- 693

Phân tích đánh giá đặc tính đàn hồi – nhớt – dẻo của bê tông nhựa dưới tác dụng tải trọng. Từ đó đề xuất các thông số từ biến của bê tông nhựa dựa trên mô hình “time hardening”.

1280 Ứng dụng thuật toán di truyền xác định một số thông số hợp lý của búa rung trong quá trình thi công cọc ván thép / TS. Vũ Văn Trung // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 97-101 .- 624

Xây dựng chương trình tính xác định một số thông số của búa rung hạ cọc ván thép vào nền đất trên cơ sở ứng dụng thuật toán di truyền trong quá trình tìm kiếm nghiệm tối ưu theo hàm mục tiêu tối thiểu hóa chi phí năng lượng tiêu hao cho mỗi mét cọc được hạ xuống.