CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Xây Dựng
1251 Nghiên cứu sử dụng công nghệ đúc chuyển keo trong tăng cường kết cấu bê tông bằng tấm bản thép / TS. Nguyễn Văn Hậu, ThS. Nguyễn Khánh Đức, Phạm Nguyên Bảo // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 59-63 .- 690
Nghiên cứu về công nghệ đức chuyển keo được ứng dụng trong giải pháp dán tấm thép để tăng cường dầm bê tông cốt thép. Cơ sở lý thuyết về sự lan truyền chất lỏng keo khi bơm vào khoảng trống giữa tấm thép và bê tông được xây dựng dựa trên việc thiết lập và giải phương trình động lượng chất lỏng Naiver-Stokes kết hợp với phương trình bảo toàn khối lượng.
1252 Tổng quan sử dụng phương pháp phần tử rời rạc để mô phỏng ứng suất có hiệu trong đất chưa bão hòa / ThS. NCS. Lương Nguyễn Hoàng Phương, TS. Tống Anh Tuấn // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 64-67 .- 624
Xem xét sự phát triển của phương pháp phần tử rời rạc và ứng dụng của nó trong nghiên cứu đất chưa bão hòa. Bên cạnh đó, nó cũng đưa ra một số vấn đề có thể gặp trong thực tế và một số phương pháp hợp lý để giải quyết những vấn đề này. Cuối cùng, bài báo tập trung vào nguyên lý ứng suất có hiệu, thông thường được áp dụng trong đất chưa bão hào và được xem xét cho các mục đích thiết lập mô hình.
1253 Phân tích, so sánh các phương pháp dự tính sức kháng cắt của dầm bê tông cốt sợi thép cường độ cao theo một số tiêu chuẩn hiện hành trên thế giới / ThS. NCS. Trần Thị Lý, ThS. Đào Quang Huy, TS. Đào Văn Dinh, PGS. TS. Phạm Duy Anh // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 68-71 .- 690
Công bố kết quả nghiên cứu sức kháng cắt của dầm tiết diện chữ nhật, bê tông cấp 70MPa có sử dụng cốt đai kết hợp với cốt sợi thép Dramix dạng uốn móc hai đầu. Hai mô hình tính toán trong tiêu chuẩn hiện hành ACI 544.4R-88 và RILEM TC 162 TDF được sử dụng để tính toán sức kháng cắt cho dầm bê tông cường độ cao cốt sợi thép. Kết quả được phân tích, so sánh để đánh giá mối tương quan giữa sức kháng cắt và hàm lượng sợi, cũng như sự liên quan giữa khoảng cách cốt đai và sức kháng cắt của dầm bê tông cường độ cao cốt sợi thép.
1254 Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Al) xây dựng mô hình dự báo chuyển vị theo phương đứng cầu dây văng / ThS. Nguyễn Thùy Linh, PGS. TS. Hồ Thị Lan Hương, PGS. TS. Nguyễn Hữu Hưng // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 72-77 .- 690
Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – Al), trong đó có sử dụng phương pháp mạng thần kinh nhân tạo (Artificial Neuron network – ANN) để xây dựng mô hình dự báo chuyển vị theo phương đứng của điểm giữa nhịp chính cầu dây văng dựa trên các yếu tố ảnh hưởng là vận tốc gió, nhiệt độ môi trường. Để đánh giá khả năng dự báo, độ chính xác của phương pháp ANN được so sánh với phương pháp hồi quy tuyến tính. Qua kết quả tính toán thực nghiệm cho thấy, mô hình dự báo chuyển vị theo phương đứng của điểm giữa nhịp chính cầu dây văng bằng phương pháp ANN chính xác và tin cậy hơn phương pháp hồi quy tuyến tính.
1255 Nghiên cứu tác động tương hỗ của các dạng móng nông trên mặt đất đến lún bề mặt do thi công hầm metro bằng TBM / ThS. Nguyễn Thạch Bích, TS. Nguyễn Phương Duy, ThS. Lê Thành Lê // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 78-82 .- 690
Trình bày nghiên cứu bằng phương pháp phần tữ hữu hạn ảnh hưởng tác động tương hỗ của các dạng kết cấu móng nông điển hình của các tòa nhà đến hiện tượng lún không đều gây ra do quá trình đào hầm bằng TBM trong khu vực thành phố
1256 Ứng dụng kỹ thuật xử lý ảnh và học máy, phát hiện và định vị vết nứt mặt đường / ThS. Lê Nhật Tùng, ThS. Nguyễn Lê Minh, ThS. Cao Phương Thảo, ThS. Nguyễn Thị Hồng Hoa // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 83-87 .- 624
Trình bày một giải pháp nhận dạng, định vị vết nứt mặt đường sử dụng thiết bị bay không người lái (UAV). Các hình ảnh chụp từ thiết bị UAV đồng bộ trực tiếp trên thiết bị di động sẽ được nhận dạng tính toán vết nứt dựa trên mô hình học sâu đã được huấn luyện từ trước. Thực nghiệm cho thấy giải pháp đề xuất phần nào đáp ứng được việc xác định vết nứt mặt đường, từ đó có thể cảnh báo sớm cho các cơ quan quản lý hoặc người tham gia giao thông có biện pháp phòng ngừa hoặc sữa chữa.
1257 Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống làm lạnh đến nhiệt thủy hóa trong bê tông khối lớn / TS. Võ Duy Hùng, KS. Võ Văn Việt // Giao thông vận tải .- 2019 .- Số 12 .- Tr. 88-91 .- 690
Phân tích ảnh hưởng của hệ thống làm lạnh đến nhiệt thủy hóa trong bê tông. Phân tích cho các trường hợp 01, 02, 04 hệ thống làm lạnh. Kết quả cho thấy hệ thống làm lạnh giảm đáng kể ảnh hưởng của nhiệt thủy hóa.
1258 Ứng dụng quy hoạch thực nghiệm Taguchi trong nghiên cứu ảnh hưởng tổ hợp chất kết dính xi măng, tro bay và xỉ lò cao đến tính năng của bê tông cát / ThS. Nguyễn Tấn Khoa, PGS. TS. Nguyễn Thanh Sang // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 44-49 .- 690
Bài báo sử dụng quy hoạch thực nghiệm Taguchi để khảo sát sự ảnh hưởng của yếu tố lượng nước, lượng chất kết dính, tỷ lệ xỉ lò cao và lượng tro bay đến các tính chất cường độ chịu nén và độ thấm ion clo của bê tông cát, từ đó thiết lập mối quan hệ giữa cường độ chịu nén và độ thấm ion clo với các yếu tố đầu vào phục vụ cho việc thiết kế thành phần bê tông cát có xét đến độ bền.
1259 Mô phỏng ứng xử chịu uốn thuần túy của kết cấu ống thép nhồi bê tông / PGS. TS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, TS. Thái Minh Quân, PGS. TS. Đào Duy Lâm // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 50-53 .- 690
Tóm tắt quá trình xây dựng mô hình mô phỏng ứng xử chịu uốn của kết cấu ống thép nhồi bê tông (CFST), nghiên cứu ảnh hưởng của bê tông đến khả năng chịu uốn của kết cấu CFST bằng phương pháp phần tử hữu hạn thông quan phần mềm Abaqus. Mô hình tính toán này được thiết lập từ mô hình cơ học phá hoại dẻo Druker-Prager đối với bê tông và mô hình đàn hồi dẻo đối với thép.
1260 Phân tích hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và khả năng áp dụng dầm liên hợp bán lắp ghép VFT cho chiều dài nhịp vừa và nhỏ ở Việt Nam / TS. Ngô Văn Minh, KS. Phạm Thanh Tùng // Giao thông vận tải .- 2020 .- Số 1+2 .- Tr. 54-57 .- 690
Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật khi áp dụng dầm liên hợp bán lắp ghép VFT cho những cầu có chiều dài nhịp trung bình và ngắn trên các tiêu chí về hệ số an toàn trong các kiểm toán quan trọng, khối lượng các vật liệu chính, chi phí sản xuất thi công lắp đặt kết cấu nhịp; so sánh với các phương án dầm phổ biến tại Việt Nam như dầm I bê tông cốt thép dự ứng lực, dầm Super T, dầm bản và đưa ra một số mẫu thiết kế định hình.