CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
291 Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên Việt Nam / Dương Bạch Nhật // Khoa học & Công nghệ .- 2011 .- No.1 11/2011 .- tr 66 -72 .- 420

Đề cập đến giao tiếp phi ngôn từ cùng với kết quả điều tra về sự khác nhau trong giao tiếp phi ngôn từ của văn hóa Mỹ và Việt, kết quả hiểu biết giao tiếp  phi ngôn từ của sinh viên Việt Nam, qua đó đề xuất một số vấn đề liên quan đến giảng dạy giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hóa nói riêng và giao tiếp văn hóa nói chung trong giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam nhằm mục đích nâng cao nhận thức của sinh viên về những khác biệt mang tính văn hóa - một vấn đề vẫn còn chưa lưu tâm đúng mức ở cấp độ đại học.

292 Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn bản nghệ thuật: Cách tiếp cận tĩnh và động / TS. Nguyễn Huy Kỷ // Ngôn ngữ & đời sống .- 2011 .- Số 9 (191)/2011 .- Tr. 6-10,19 .- 400

Ngôn ngữ với sáng tạo nhìn từ góc độ ngôn ngữ - tâm lí học. Vấn đề ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn bản nghệ thuật: Cách tiếp cận tĩnh – động: ngôn ngữ với vấn đề nội dung và hình thức trong văn bản nghệ thuật, ngôn ngữ với vấn đề tiếp nhận trong tiếp nhận văn bản nghệ thuật, quá trình chuyển từ mã ngôn ngữ sang mã hình tượng nơi người tiếp nhận văn bản nghệ thuật, một vài gợi ý về thao tác cụ thể để xác định chủ đề tư tưởng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, một số ví dụ minh họa về cách tiếp nhận ngôn từ/ phát ngôn theo kiểu tĩnh – động…

293 Một vài vấn đề nghiên cứu so sánh – lịch sử nhóm ngôn ngữ Việt – Mường / PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 9 (268)/2011 .- Tr. 73-80. .- 400

Giới thiệu khái quát về lịch sử của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử, nhiệm vụ nghiên cứu và những thao tác nghiên cứu ngữ âm lịch sử của ngôn ngữ học so sánh – lịch sử. Trình bày những kết quả thu được khi áp dụng các thủ pháp nghiên cứu so sánh – lịch sử  ngữ âm đối với một nhóm ngôn ngữ cụ thể - nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

294 Ngôn ngữ trong giáo dục và tiếp xúc ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay / GS. TS. Bùi Khánh Thế // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 2 (261)/2011 .- Tr. 1-9. .- 400

Ngôn ngữ giáo dục ở Việt Nam trước năm 1945, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ trong giáo dục (1945) và tình hình tiếp xúc ngôn ngữ trong giai đoạn sau 1975. Giới ngôn ngữ học với nhiệm vụ giáo dục ngôn ngữ trong tình hình tiếp xúc ngôn ngữ hiện nay.

295 Xác định đặc điểm cấu tạo từ trên cơ sở cấu trúc nghĩa / PGS. TS. Đỗ Việt Hùng // .- 2011 .- Số 2 (261)/2011 .- Tr. 29-33. .- 400

Để góp phần làm rõ bản chất các kiểu cấu tạo và chỉ ra vai trò quan trọng của các kiểu ý nghĩa trong việc tìm hiểu đặc điểm cấu tạo từ, tác giả bài viết chọn mô hình nghĩa của các từ ghép trong so sánh với các từ đơn để khảo sát và đưa ra giải pháp xác định cấu tạo từ xuất phát từ cách thức xác định nghĩa cho từ.

296 Âm và nghĩa của thi ca – từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc luận / TS. Châu Minh Hùng // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 2 (261)/2011 .- Tr. 34-50 .- 400

Trình bày cấu trúc luận của Saussure về tính tự trị của ngôn ngữ. Cấu trúc luận của Sausure trực tiếp hay gián tiếp có quan hệ sâu sắc đến các quan niệm khác nhau về nghĩa tự trị của ngôn từ thi ca. Từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc luận.

297 Tìm hiểu triết lí về giao tiếp trong tục ngữ người Việt và tục ngữ các dân tộc khác / TS. Nguyễn Văn Nở // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 2 (261)/2011 .- Tr. 51-59 .- 400

Một số nội dung triết lí về giao tiếp trong tục ngữ: Về tác dụng của lời ăn tiếng nói, về bài học vận dụng ngôn từ, về mối quan hệ giữa lời nói và phong cách, mối quan hệ giữa lời nói và vị thế xã hội. Những kinh nghiệm về giao tiếp được rút ra từ tục ngũ.

298 Một số vấn đề nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kì hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay / GS. TS. Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2011 .- Số 1 (260)/2011 .- Tr. 1-10 .- 400

Định danh ngôn ngữ và vấn đề xây dựng thuật ngữ, vấn dề vay mượn thuật ngữ nước ngoài. Lí thuyết điển mẫu và vấn đề chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt.

299 Một số vấn đề nghiên cứu, xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay (Kì I) / GS. TS. Nguyễn Đức Tồn // Ngôn ngữ .- 2010 .- Số 12/2010 .- Tr. 1-9. .- 400

Định nghĩa thuật ngữ, những yêu cầu hay tiêu chuẩn của thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ,  phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài, có chấp nhận hay không một số ít chữ cái ngoại lai khi phiên thuật ngữ để cho thuật ngữ phiên gần diện mạo quốc tế mà không quá xa lạ tiếng Việt.

300 Vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy tiếng Việt / La Văn Thanh // Ngôn ngữ & đời sống, Số 11 (181)/2010 .- 2010 .- Tr. 5-11 .- 400

Bài viết này, sẽ từ góc độ người Trung Quốc với tiếng Hán là bản ngữ, tiếng Việt là ngoại ngữ thông qua so sánh ngữ nghĩa và cách dùng tổ hợp song tiết Hán Việt với từ Hán  hiện đại tương ứng để đưa ra những vấn đề cần lưu ý khi giảng dạy từ Hán Việt nói chung, tổ hợp song tiết Hán Việt nói riêng cho sinh viên Trung Quốc.