CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
891 Tác động của hành vi đánh cắp danh tính trực tuyến đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh bất định / Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thu Thủy, Trần Đỗ Thu Hà, Đỗ Lê Hoàng Giang, Nguyễn Mai Khanh, An Quỳnh Trang, Chu Hoàng Minh // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 70-79 .- 658
Đánh giá tác động của hành vi trộm cắp danh tính trực tuyến tới ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (E-banking) của khách hàng Việt Nam trong bối cảnh bất định. Với cấu trúc tuyến tính SEM và dữ liệu khảo sát từ 441 cá nhân, các phát hiện chính của nghiên cứu là: (i) Nỗi lo sợ về bảo mật và quyền riêng tư có mức độ tác động khác biệt tới E-banking và Internet banking. Đây là điều khác biệt so với các nghiên cứu trước, chứng tỏ sự phân biệt rõ ràng của người tiêu dùng giữa các loại hình trong E-banking; (ii) Niềm tin tác động tích cực đến ý định sử dụng E-banking, nhưng tác động tiêu cực đến Internet banking, thể hiện xu hướng khách hàng ít dùng kênh Internet Banking (iii) Nỗi sợ bị đánh cắp danh tính trực tuyến ảnh hưởng tích cực đến niềm tin. Điều này ngược với các nghiên cứu trước đây, chứng tỏ các quy định và công tác ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính trực tuyến đã thành công giúp tăng niềm tin với các giao dịch trực tuyến; (iv) Nỗi sợ bị đánh cắp danh tính trực tuyến tác động tích cực đến nỗi lo sợ về bảo mật và quyền riêng tư, chứng tỏ khách hàng có sự hiểu biết tài chính tốt hơn.
892 Tác động của các kỹ năng bán hàng, hành vi định hướng khách hàng và bán hàng thích ứng đến hiệu suất bán hàng - Vai trò trung gian của chất lượng mối quan hệ / Nguyễn Hải Quang, Nguyễn Quốc Thái // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 91-102 .- 658
Nghiên cứu này xác định vai trò của các kỹ năng bán hàng, hành vi định hướng khách hàng, hành vi bán hàng thích ứng và chất lượng mối quan hệ giữa nhân viên bán hàng với khách hàng đối với hiệu suất bán hàng. Dữ liệu được thu thập từ 282 khách hàng là các tổ chức và cá nhân sử dụng dụng cụ cơ khí chính xác. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi định hướng khách hàng có tác động mạnh nhất đến hiệu suất bán hàng, tiếp đến là chất lượng mối quan hệ, hành vi bán thích ứng và cuối cùng là các kỹ năng bán hàng. Bên cạnh đó, chất lượng mối quan hệ còn đóng vai trò trung gian tích cực trong tác động của hành vi định hướng khách hàng và hành vi bán hàng thích ứng đến hiệu suất bán hàng. Bài viết đóng góp những hiểu biết hữu ích về tầm quan trọng của những yếu tố nghiên cứu đối với hiệu suất bán hàng và các hàm ý kinh doanh nhằm nâng cao hiệu suất bán hàng.
893 Chính sách ví điện tử tại một số quốc gia Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Công Vũ Hà Mi, Nhữ Thuỳ Liên // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 92-96 .- 658
Bài viết nhằm nghiên cứu các chính sách mà một số các quốc gia ở khu vực Đong Nam Á đã thực hiện nhằm giúp cho thanh toán bằng ví điện tử phát triển từ đó bài viết rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ thúc đẩy sử dung ví điện tử tại Việt Nam hiện nay.
894 Nghiên cứu về chỉ số tự do kinh tế thế giới tại một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Nguyễn Đình Việt, Nguyễn Hà My, Nguyễn Thị Thùy Dương // .- 2023 .- Số 13 - Tháng 7 .- Tr. 3-10 .- 330
Bài nghiên cứu phân tích quá trình phát triển nền kinh tế thị trường tại một số quốc gia tiêu biểu như Trung Quốc, Singapore và Thái Lan dưới góc nhìn bộ chỉ số tự do kinh tế thế giới, từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm cho quá trình tự do hóa nền kinh tế của Việt Nam.
895 Tiếp cận nghèo đa chiều cơ hội và thách thức trong việc áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam / Lê Thị Diệu Hoa // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 9-13 .- 330
Bài viết nêu lên những co hội và thách thức của Việt Nam trong việc triển khai, áp dung chuẩn nghèo đa chiều đối với công tác giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay từ đó đưa ra những giải pháp trong công tác giảm nghèo.
896 Tăng cường liên kết trong phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ / Đậu Vĩnh Phúc, Ma Đức Hân // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 14-18 .- 330
Bài viết, tập trung phân tích thực trạng liên kết vùng trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB. Từ đó, đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng giữa các địa phưong trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới.
897 Thị trường nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp / Trần Minh Ngọc // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 24-28 .- 330
Thực trạng thị trường nhà ở cho công nhân các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường nhà ở cho công nhân tại KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
898 Nga bị loại khỏi hệ thống thanh toán SWIFT và một số tác động tới quan hệ thương mại giữa Nga và Việt Nam / Hoàng Thanh // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 78-82 .- 330
Bài viết cũng xác định ảnh hưởng của việc bị loại khoi hệ thống SWIFT đối với nền kinh tế Liên Bang Nga cũng như tác động của vấn đề này tới mối quan hệ thưong mại của Nga với Việt Nam.
899 Kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Từ Linh // .- 2023 .- K1 - Số 241 - Tháng 07 .- Tr. 83-87 .- 330
Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số của một số quốc gia, chỉ ra những thành cong cũng như hạn chế mà các quốc gia đó gặp phải trong bước đầu thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời bài viết cũng đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam chuyển đổi số quốc gia.
900 Tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam / Lê Hải Trung // .- 2023 .- Số 313 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 332.12
Bài viết đánh giá tác động của hệ số an toàn vốn đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trên góc độ tăng trưởng và rủi ro tín dụng. Sử dụng dữ liệu dạng bảng của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2021, tác giả chỉ ra rằng hệ số an toàn vốn có tác động hỗ trợ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại khi sự cải thiện của hệ số an toàn vốn năm nay giúp các ngân hàng thương mại gia tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng ở năm tiếp theo. Đặc biệt, mô hình định lượng mở rộng cho thấy tác động hỗ trợ này của hệ số an toàn vốn tới hoạt động tín dụng là lớn hơn ở các ngân hàng thương mại có quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng thương mại không có yếu tố sở hữu nhà nước. Dựa trên các kết quả định lượng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.