CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
641 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông Hàn Quốc và Trung Quốc / Trịnh Xuân Việt // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 72-74 .- 658

Quá trình hội nhập kinh tế sâu, rộng vừa mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích nhưng cũng tạo những thách thức to lớn đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng và khó lường của môi trường kinh doanh, cũng như áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp viễn thông ở nước ngoài để từ đó rút ra bài học trong nâng cao năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng và cần thiết.

642 Tác động của chia sẻ thông tin đến hiệu suất chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu : nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam / Nguyễn Thanh Hùng // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 118-135 .- 658

Nghiên cứu áp dụng mô hình PLS-SEM với 220 doanh nghiệp là các bên thuộc chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu khu vực đông nam bộ. Kết quả định lượng cho thấy việc chia sẻ thông tin ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến khả năng hiển thị, hợp tác, linh hoạt cũng như hiệu suất của chuỗi cung ứng. Khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng tác động tích cực đến khả năng hợp tác, linh hoạt và hiệu suất; khả năng hợp tác và linh hoạt tác động đáng kể đến hiệu suất của chuỗi cung ứng. Theo đó, nghiên cứu cho rằng chia sẻ thông tin là chìa khóa để gia tăng hiệu suất và khả năng cạnh tranh chuỗi cung ứng vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt trong bối cảnh thị trường vận tải đang khủng hoảng sau COVID-19 như hiện nay.

643 Hành vi áp dụng công nghệ 4.0 của doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam : tác động của bối cảnh công nghệ, tổ chức và môi trường hoạt động / Ngô Hoàng Thảo Trang, Phạm Khánh Nam, Trần Thanh Trúc // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 67-84 .- 658

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc chuyển đổi sử dụng các giải pháp kỹ thuật số để nâng cao năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, áp dụng công nghệ 4.0 tại Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức, bao gồm các vấn đề liên quan đến công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức và môi trường bên ngoài. Kết quả phân tích mô hình hành vi đầu tư của 2.734 doanh nghiệp vùng Đông Nam Bộ cho thấy chỉ có 24,18% doanh nghiệp áp dụng công nghệ 4.0, trong đó thể chế, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, trình độ lao động trong doanh nghiệp là nhóm các yếu tố chính tác động đến quyết định ứng dụng công nghệ 4.0 của doanh nghiệp vùng ĐNB.

644 Cấu trúc việc làm và suất sinh lợi từ vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam / Võ Thành Tâm, Huỳnh Ngọc Chương, Huỳnh Ái Hậu // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 85-100 .- 330

Nghiên cứu này sử dụng bộ dữ liệu điều tra lao động Việt Nam (LFS) năm 2020 với 49.207 quan sát sau khi chọn lọc để ước lượng và đánh giá suất sinh lợi của vốn con người tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thông qua mô hình Heckman. Kết quả nghiên cứu cho thấy suất sinh lợi gắn liền với vốn con người của người lao động, việc thúc đẩy gia tăng vốn con người ở tất cả các khía cạnh đều thúc đẩy mức sinh lợi càng cao.

645 Hình thái Tăng trưởng của các Địa phương Vùng Đông Nam Bộ / Lý Đại Hùng // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 7-22 .- 332.1

Bài viết sử dụng phương pháp phân tích định lượng với một bộ dữ liệu chéo về các địa phương trong giai đoạn 2010-2021 để tập trung vào 6 địa phương trong vùng Đông nam bộ. Kết quả ghi nhận rằng hình thái tăng trưởng thu nhập của các địa phương trong vùng Đông nam bộ vẫn tuân theo hình thái chung của các địa phương trong cả nước. Trong đó, chất lượng cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và mức xuất phát điểm về thu nhập là ba yếu tố mang tính quyết định đối với tăng trưởng thu nhập. Riêng các địa phương trong vùng Đông nam bộ đang hiện lên như các địa phương dẫn đầu xu hướng hội tụ về tăng trưởng thu nhập của các địa phương trong cả nước.

646 Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản thực phẩm theo hướng bảo đảm an toàn thực phẩm giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam / Trần Tiến Khai, Lương Vinh Quốc Duy, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Văn Viên, Lê Văn Gia Nhỏ, Trương Thanh Vũ // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 101-117 .- 658

Nghiên cứu này áp dụng tiếp cận định tính, với các phương pháp khảo sát, phỏng vấn, hội thảo, phân tích tình huống, phân tích chính sách với đối tượng là các chuỗi cung ứng thực phẩm hiện đại và truyền thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tình thành thuộc vùng. Thông tin phân tích cho phép đề xuất một số giải pháp thiết thực cho xây dựng chính sách phát triển liên kết vùng bảo đảm an toàn thực phẩm.

647 Hiệu quả và năng suất tổng hợp của khu vực Đông Nam Bộ, Việt Nam giai đoạn 2010 – 2021 / Hồ Quốc Thông // .- 2023 .- Số 07 .- Tr. 23-35 .- 330

Bài báo sử dụng dữ liệu từ niên giám thống kê cấp tỉnh và phương pháp đo lường năng suất tổng hợp Färe-Primont, hiệu quả nguồn lực và phân tác các thành phần của năng suất tổng hợp. Kết quả chính cho thấy sự sụt giảm đà tăng trưởng năng suất tổng hợp và tăng trưởng kinh tế của ĐNB trong những năm từ 2016 đến 2021. Sự khác biệt giữa các tỉnh/ thành về vấn đề tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và chất lượng tăng trưởng là rất rõ ràng. Dư địa nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực là khá lớn, và có thể tăng GRDP của toàn vùng khoảng 10%, tương đương 180 ngàn tỷ đồng mỗi năm. Kết quả cũng minh chứng về sự tác động của dịch bệnh và khó khăn khác trên thế giới tạo nên tác động kép tiêu cực tới xu thế giảm sút về tăng trưởng kinh tế cũng như năng suất tổng hợp và tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực.

648 Sự phát triển của các đặc khu kinh tế ở Triều Tiên / Bùi Đông Hưng // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 4-6 .- 330

Năm 2002, Đảng Lao động Triều Tiên dưới sự chủ trì của ông Kim Jong-il đã công bố Kế hoạch cải cách quản lý kinh tế mới đồng thời thành lập hàng loạt các đặc khu kinh tế. Mặc dù mỗi đặc khu kinh tế đều có những mục tiêu đặc thù riêng nhưng chúng chia sẻ một hệ thống quản lý độc lập và Triều Tiên đã áp dụng các biện pháp cải cách lớn cho tất cả các đặc khu kinh tế. Quy trình này hoàn toàn khác với nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa truyền thống của Triều Tiên bởi vì nó cho phép thu hút đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các đặc khu kinh tế còn có vai trò như những nơi thí điểm cho các dự án cải cách của Triều Tiên trên cả lĩnh vực kinh tế và chính trị.

649 Tình hình phát triển thanh toán điện tử ở Hàn Quốc / Nguyễn Ngọc Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 7-9 .- 332

Bài viết nêu một số khái niệm cơ bản về thanh toán điện tử của Hàn Quốc, Việt Nam và học giả quốc tế cũng như đưa ra các chính sách hỗ trợ cho phương thức thanh toán này của chính phủ Hàn Quốc. Tiếp theo đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển thanh toán điện tử của Hàn Quốc trên các khía cạnh như: sự phát triển số lượng giao dịch của các hình thức của thanh toán điện tử qua các năm, sự gia tăng của thanh toán tiện lợi và chuyển tiền tiện lợi, độ tuổi và thu nhập người sử dụng dịch vụ này, nhóm sản phẩm sử dụng nhiều dịch vụ thanh toán điện tử. Sau đó, người viết đi đưa ra một vài biện pháp để khắc phục hạn chế và phát triển hình thức thanh toán này hơn nữa trong tương lai.

650 Đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm dệt may từ vật liệu mới / Đinh Thế Hùng, Võ Khải Sơn // .- 2023 .- Số 240 - Tháng 9 .- Tr. 40-47 .- 658

Bài viết đánh giá nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các loại vật liệu mới, cũng như xác định nhóm đối tượng chính của các sản phẩm dệt may có nguồn gốc từ vật liệu mới. Từ đó, xác định được cách tiếp cận phù hợp tới tệp khách hàng này và mở ra hướng đi mới cho ngành dệt may Việt Nam.