CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
631 Tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách / Phạm Đức Anh // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 7-18 .- 658

Bài viết này tập trung phân tích thực trạng chính sách tài chính phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khung khổ chính sách nói chung và chính sách tài chính nói riêng đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

632 Các nhân tố tác động đến ý định hành vi và hành vi sử dụng ví kĩ thuật số tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thúy // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 19-28 .- 658

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 715 người tiêu dùng Việt Nam. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA), cùng với phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling - SEM) được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có bốn biến số ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi là: Kì vọng nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, động lực thụ hưởng và tri thức của khách hàng. Có hai yếu tố tác động tiêu cực đến ý định hành vi là yếu tố kì vọng hiệu quả và các điều kiện thuận lợi. Hai biến số ảnh hưởng tích cực đến hành vi sử dụng là ý định hành vi và các điều kiện thuận lợi. Dựa trên kết quả đạt được, tác giả nêu một số khuyến nghị chính sách nhằm gia tăng ý định hành vi và hành vi sử dụng ví kĩ thuật số ở Việt Nam.

633 Một số bất cập của Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 2010 của ICC / Đinh Xuân Trình, Đặng Thị Nhàn // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 35-39 .- 658

Bài viết này phân tích những bất cập trong một số điều khoản của URDG 758 2010 nhằm lưu ý người sử dụng bảo lãnh và hướng tới các bổ sung chỉnh sửa cần thiết cho một URDG trong tương lai.

634 Nhận diện hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng dưới khía cạnh pháp lí và một số định hướng hoàn thiện / Trần Linh Huân, Trần Thị Thảo, Phạm Thị Hồng Tâm, Đỗ Thị Lan Anh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 15-21 .- 658

Bài viết tập trung làm rõ các vấn đề về nhận diện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, đánh giá sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một số định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

635 Kinh nghiệm quốc tế về công cụ bộ đệm vốn phản chu kì và bài học cho Việt Nam / Lê Văn Luyện, Phạm Phương Anh // .- 2023 .- Số 20 - Tháng 10 .- Tr. 43-48 .- 332.12

Bài viết phân tích kinh nghiệm của nhóm các quốc gia theo Cơ chế Giám sát duy nhất (Single Supervisory Mechanism - SSM) dựa trên các quy định về tỉ lệ Công cụ bộ đệm vốn phản chu kì (CCyB) áp dụng cho hệ thống của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đưa ra các bài học kinh nghiệm về xây dựng và triển khai CCyB đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

636 Hoạt động thương mại điện tử ở Nhật Bản trong và sau đại dịch COVID-19 / Trần Ngọc Nhật, Nguyễn Hoàng Mai // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 22-24 .- 381.142

Trước đây, lĩnh vực bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản phát triển chậm do người tiêu dùng lớn tuổi không thích công nghệ kỹ thuật số. Đại dịch COVID-19 bùng phát đã dẫn đến những thay đổi trong mô hình tiêu dùng và hỗ trợ của chính phủ cho số hóa, tác động đến việc tăng doanh số bán hàng trực tuyến. Theo các báo cáo hiện tại, thị trường thương mại điện tử của Nhật Bản đạt 99,6 tỷ USD vào năm 2020 và dự đoán sẽ đạt 151 tỷ USD vào năm 2025 khi quốc gia này thực hiện quá trình chuyển đổi từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các cửa hàng bán hàng trực tuyến. Bài viết tập trung vào hai vấn đề chính là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thương mại điện tử và xu hướng phát triển trong thời gian tới.

637 Quan hệ chính trị Nhật Bản - Đài Loan: quá khứ, hiện tại và tương lai / Trần Thị Duyên // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 49-51 .- 327

Nhật Bản và Đài Loan là hai nền kinh tế phát triển năng động ở khu vực Đông Á. Hai bên có sự gần lý, sự gắn kết về lịch sử, văn hóa mạnh mẽ và cùng đối mặt với thách thức chung trước những hành đoán của Trung Quốc ở biển Đài Loan và biển Hoa Đông. Bài viết khái quát lịch sử quan hệ Nhật qua các thời kỳ và thảo luận xu hướng tương lai của cặp quan hệ này.

638 Ảnh hưởng của công nghệ 4.0 đến tiêu thụ năng lượng trong doanh nghiệp / Vũ Thị Thư Thư // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 60-62 .- 658

Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư kéo theo sự quan tâm của nhiều nhà nghiên và hoạch định chính sách đến tác động của công nghệ 4.0 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nghiệp. Tuy nhiên, nghiên cứu về tác động của công nghiệp 4.0 đến hiệu quả sử dụng năng lượng doanh nghiệp còn khan hiếm. Nghiên cứu này sẽ lấp đầy khoảng trống nghiên cứu trong việc phân động của việc áp dụng công nghệ 4.0 đến cường độ sử dụng năng lượng của doanh nghiệp Việt Namquả cho thấy việc áp dụng công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp giảm cường độ sử dụng năng lượng.

639 Chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa: kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam / Trần Đình Nuôi, Trần Thị Việt Hà // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 63-65 .- 658

Chuyển đổi số không chỉ là xu thế phát triển tất yếu hiện nay mà còn đang trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp hiện nay để tồn tại, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19. Hiện nay, các quốc gia có mức độ chuyển độ số mạnh đều ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, Việt Nam cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia để rút ra những bài học nhằm thúc đẩy chuyển đổi số các SMEs hiệu quả trong tương lai, rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước đi trước.

640 Tổng quan về chuyển giá các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài / Nguyễn Đức Dũng // .- 2023 .- Số 646 .- Tr. 69-71 .- 658

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu là do pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư. Trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn, công nghệ vào nước nhận đầu tư và trực tiếp sử dụng vốn, công nghệ, và trực tiếp quản lý, điều hành các dự án sản xuất, kinh doanh tại nước nhận đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh những tác động tích cực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng mang lại một số tác động tiêu cực cho nền kinh tế. Bài viết nghiên cứu đề cập về tổng quan nghiên cứu đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về ảnh hưởng đối với nền kinh tế.