CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
181 Định hướng ứng dụng marketing để phát triển các cơ sở giáo dục đại học ở Đại học Thái Nguyên / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 80-82 .- 658.8
Đại học Thái Nguyên đang chuyển dần sang cơ chế tự chủ và hội nhập quốc tế. Các Trường Đại học thành viên của Đại học Thái Nguyên đứng trước những thách thức khổng hề nhỏ về sự cạnh tranh khi giáo dục đại học chuyển sang cơ chế tự chủ và hội nhập quốc tế. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần có những phương thức phù hợp hơn trong việc quản lý điều hành các cơ sở giáo dục đại học. Bài viết này sẽ làm rõ các căn cứ để vận dụng các nguyên lý marketing vào lĩnh vực giáo dục đại học, để phát triển bền vững trong thời kỳ mới.
182 Thực trạng kinh doanh và đề xuất giải pháp bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon tại Việt Nam / Nguyễn Thị Bắc Hải // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 83-85 .- 658
Bài viết này tập trung vào nghiên cứu về thực trạng kinh doanh và đề xuất giải pháp bán hàng trên sàn Amazon tại Việt Nam. Việc kinh doanh trên sàn Amazon tại Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và hạn chế. Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về thực trạng kinh doanh trên sàn Amazon tại Việt Nam, bao gồm sự gia tăng của doanh nghiệp tham gia, các thách thức và hạn chế đang tồn tại. Các giải pháp và chiến lược này bao gồm tối ưu hóa quảng cáo, cải thiện dịch vụ giao hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
183 Quản lý chi ngân sách từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ / Nguyễn Huy Hoàng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 86-88 .- 332
Giai đoạn 2019-2021, quản lý chi ngân sách nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Tân Sơn. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Tân Sơn trong thời gian qua gồm: cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước; tiến độ giao vốn và quy mô nguồn ngân sách phân bổ từ trung ương và địa phương cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện; năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước; nhận thức của đối tượng thụ hưởng chính sách.
184 Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn thư lưu trữ của nhân viên văn thư lưu trữ / Đỗ Thị Bích Ngọc, Trần Thanh Tùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 92-94 .- 658.3
Bài báo này tập trung bàn luận các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên văn thư lưu trữ. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cuộc điều tra khảo sát 195 nhân viên văn thư lưu trữ ở các cơ quan quản lí Nhà nước cấp huyện trở lên thuộc các tỉnh miền Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoài các yếu tố phổ biến như đặc điểm công việc, lương thưởng đãi ngộ, cơ hội đào tạo và thăng tiến, yếu tố “mô hình tổ chức công tác tổ chức văn thư lưu trữ" và yếu tố “sự nhận biết về giá trị thông tin văn bản và tài liệu lưu trữ” có tác động đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên văn thư lưu trữ. Đặc biệt, yếu tố “phong cách lãnh đạo” lại không có ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên văn thư lưu trữ.
185 Phát triển nguồn nhân lực du lịch: kinh nghiệm một số nước Châu Á và bài học cho tỉnh Thanh Hóa / Nguyễn Văn Hùng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 95-97 .- 658.3
Phát triển nguồn nhân lực du lịch có ý nghĩa quan trọng, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của ngành du lịch trong bất kỳ quốc gia và địa phương nào. Nhân lực du lịch không chỉ là những người làm việc nền tảng, tạo ra các dịch vụ và trải nghiệm cho khách du lịch, mà còn là những đại diện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, chuyển tải hình ảnh và giá trị của quốc gia, văn hóa địa phương, và chính ngành du lịch. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công trong phát triển nguồn nhân lực du lịch của một số quốc gia và rút ra bài học cho mình là vấn đề tất yếu của các nước cũng như các địa phương trong quá trình phát triển nguồn nhân lực du lịch của mình.
186 Huy động tài chính xanh hướng tới phát triển bền vững: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 98-100 .- 658
Trong những năm qua, nhờ chủ động triển khai, tài chính xanh tại Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững quốc gia. Nhằm huy động tài chính xanh, tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tếhướng tới phát triển bền vững, việc tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia là cần thiết, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
187 Mô hình lý thuyết phân tích hành vi lựa chọn trong hôn nhân / Trương Thành Hiệp, Nguyễn Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 101-103 .- 658
Nhằm bổ sung luận giải về hành vi ngoại tình trên cơ sở lý thuyết kinh tế, mục tiêu của bài viết dựng mô hình phân tích hành vi ngoại tình trên cơ sở lý thuyết tìm kiếm. Dựa trên việc xây dựng và hóa hàm lợi ích của ba lựa chọn trong đời sống vợ chồng gồm: sống chung thủy, ngoại tình, và ly hôn người mới; bài viết tiến hành xác định điểm ngưỡng, điều kiện tối ưu của ba hành vi này, qua đó chỉ điểm và điều kiện tồn tại của hành vi ngoại hình. Bài viết cũng đề ra một số gợi ý nhằm hạn chế ngoại tình, lựa chọn ngoại tình trở nên không tối ưu.
188 Thái độ và sự sẵn sàng chi trả đối với sản phẩm tẩy rửa gia dụng hữu cơ / Trương Thị Thu Hường // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 104-106 .- 658
Thúc đẩy tiêu dùng xanh là xu hướng tích cực trong xã hội, trong kinh doanh. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên hệ giữa thái độ và sự sẵn sàng chi trả của người tiêu dùng đối với sản phẩm tẩy rửa gia dụng hữu cơ. Kết quả phân tích mô hình nghiên cứu bằng PLS-SEM với dữ liệu sơ cấp của 251 đơn vị mẫu đưa ra khẳng định thái độ tích cực cũng thúc đẩy sự sẵn sàng chi trả; tiếp đó, hai yếu tố này đều tác động tích cực đến ý định mua của người tiêu dùng. Những kết quả đó là căn cứ đưa ra các hàm ý quản trị cho cho các nhà sản xuất và những người quan tâm đến tiêu dùng xanh nhằm thúc đẩy người tiêu dùng có thái độ tích cực, vượt qua những rào cản về sự chi trả để dẫn tới ý định mua
189 Nghiên cứu chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics: bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản / Trần Thị Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 107-109 .- 658.7
Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh logistics tận dụng nguồn tài nguyên hiện đại để tăng khả năng kiểm soát dữ liệu trong chuỗi cung ứng và nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bài báo đánh giá thực trạng chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của các doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics của Nhật Bản và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
190 Tài chính xanh: thực trạng triển khai tại Việt Nam - một số khuyến nghị và giải pháp phát triển / Nguyễn Hồng Nhung // .- 2024 .- Số 657 - Tháng 4 .- Tr. 110-112 .- 332
Chuyển đổi xanh, xây dựng nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là xu thế, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc vì sự phát triển bền vững của nhân loại. Với sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tại COP26- đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050, nhu cầu đầu tư của Việt Nam vào các dự án giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ ngày càng lớn. Có thể nói, tài chính xanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu thực trạng triển khai tài chính xanh, đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp để phát triển tài chính xanh tại Việt Nam.