CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
2021 Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia của Việt Nam khi thực hiện các FTA thế hệ mới / Lê Thanh Hà, Phan Thị Diệu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 5-8 .- 658
Việc ký kết và thực thi các Hiệp định thươngh mại tư do (FTA) thế hệ mới với mức độ tự do hóa cao đã mở ra cơ hội tăng trưởng thương mại, góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, hoàn thiện môi trường thương mại và đầu tư Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới cũng có thể tạo ra bất ổn nhất định về tài chính với doanh nghiệp và quốc gia.
2022 Cải cách tổ chức thương mại thế giới và những tác động đối với lĩnh vực tài chính / Trần Thị Thu Huyền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 9-11 .- 658
Cải cách tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã trở thành chủ đề cấp thiết, được chú trọng thúc đẩy và tác khẳng định tại nhiều khuôn khổ hội nghị của các nhà lãnh đạo kinh tế trên toàn cầu. Cho đến nay, các nền kinh tế thế giới đưa ra nhiều quan điểm, sáng kiến về cac nội dung ưu tiên, xu hướng cải cách của WTO hướng đến giải quyết được các thách thức mới của thế kỷ XXI. Bài viết khái quát các vấn đề đặt ra liên quan đến cải cách WTO, quan điểm của Việt Nam về vấn đề này và đánh giá tác động đối với lĩnh vực tài chính.
2023 Phát triển kinh tế nông nghiệp xanh ở Việt Nam / Bùi Thanh Song // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 26-28 .- 330
Những năm qua, nông nghiệp Việt Nam liên tục tăng trưởng, phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như chưa quan tâm đúng mức đến phát triển bền vững; giải quyết chưa triệt để lượng tồn dư hóa chất trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sử dụng quá mức phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học ... gây các rủi ro, nguy hại đối với môi trường... Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh trong nông nghiệp trong thời gian tới, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ với sự tham gia tích cực từ nhiều phía.
2024 Chính sách thuế thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ / Đoàn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 29-31 .- 330
Hiện nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Cùng với đó, còn có các qui định về thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế tài nguyên và cả lệ phí môn bài ... đối với hoạt động nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, nhằm khuyến khích và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Bài viết phân tích thực trạng chính sách thuế hướng tới phát triển sản xuất nông nghiệp sạch ở Việt nam hiện nay và đưa ra một số đè nghị, khuyến nghị.
2025 Minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam : Thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Thị Quỳnh Nga // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 32-34 .- 332.024
Minh bạch thông tin là yếu tố cơ bản, nền tảng để phát triển bền vững thị trường chứng khoán. Với ý nghĩa đó, các nhà quản lý thị trường luôn coi trọng vấn đề đảm bảo tính công khai, minh bạch và bình đẳng các thông ti công bố. Tại Việt nam, các quy định đảm bảo minh bạch thông tin đã được thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp luật và thực tế thị trường thông qua việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Truy nhiên, việc đảm bảo minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
2026 Vấn đề cạnh tranh ở Việt Nam theo chủ nghĩa Mác - LêNin trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Vũ Quốc Phong // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 35-38 .- 330
Nghiên cứu cơ sở về cạnh tranh của chủ nghĩa Mác - LêNin có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - LêNin về cạnh tranh, kết hợp với Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và dữ liệu thống kế doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt nam giai đoạn 2011-2019, từ đó đề xuất giả pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm thực hiện tốt mục tiêu :"Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, công bằng, văn minh".
2027 Xử lý tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện na / Phạm Khánh Toàn // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr.42-46 .- 658
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tình trạng trốn thuế của doanh nghiệp đang diễn ra ngày càng lớn với thủ đoạn rất tinh vi. Thực trạng đó đòi hỏi càn phải xử lý nghiêm đối với những hành vi này nhằm hạn chế tình trạng thất thu ngân sách, đmả bảo cân bằng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết đề cập đến tình trạng trốn thuế của các doanh nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
2028 Kinh doanh kỹ thuật số - xu hướng tất yếu trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Nguyễn Thị Việt Nga, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Việt Trung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 47-51 .- 658
Bài viết làm rõ các nền tảng lý thuyết cốt lõi của kinh doanh kỹ thuật số, cũng như yếu tố tạo nên thành công của kinh doanh kỹ thuật số, nhằm cung cấp thông tin quan trọng cho việc vận dụng kinh doanh kỹ thuật số trong các loại hình doanh nghiệp mới để bắt kịp nhịp độ phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0.
2029 Đánh giá các yếu tố tác động đến việc sử dụng dịch vụ đăng ký kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam / Trần Thị Vân Hoa, Đàm Sơ Toại, Nguyễn Thu Hằng // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 52-57 .- 658
Nghiên cứu cho thấy, các yếu tố Nhận thức tính hữu dụng, Thái độ, Lòng tin vào Chính phủ điện tử, lòng tin vào Intenet có tác động lên Ý định sử dụng đăng ký kinh doanh trực tuyến của người dùng, trong đó Nhận thức tính hữu dụng có tác động mạnh nhất.
2030 Vai trò của công nghệ số đối với quản trị doanh nghiệp và những vấn đề đặt ra / Lê Thanh Hà, Phan Thị Diệu Hương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr.58-60 .- 658
Bài viết khái quát về công nghệ số và quản trị doanh nghiệp, qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong quản trị doanh nghiệp.