CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
2031 Sự bất tương xứng về hiệu quả hoạt động so với vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân và định hướng hỗ trợ phát triển / Trần Thị Diện, Nguyễn Quang Minh, Huỳnh Thị Thu Hòa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 787 .- Tr. 61-65 .- 658
Nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ sự bất tương xứng về hiệu quả hoạt động so với vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân. Nghiên cứu được thể hiện cụ thể trên các mặt sau: Mức độ đóng góp vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh; góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội; Tham gia giải quyết việc làm cho người lao động.
2032 Vai trò của thị trường Đông Bắc Á đối với ngoại thương Việt Nam đầu thế kỷ XX / Trần Ngọc Dũng, Nguyễn Duy Thái // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 10(260) .- Tr. 51-60 .- 327
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng dựa trên việc khai thác các báo cáo của người Anh về Đông Dương thuộc Pháp để phân tích vai trò của thị trường Đông Bắc Á đối với ngoại thương Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nghiên cứu góp phần quan trọng bổ sung cho các công trình trước đó về vấn đề này khi đưa ra cái nhìn đối chiếu khách quan để một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của Đông Bắc Á đối với hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Do đó khẳng định sự cần thiết phải duy trì quan hệ buôn bán với khu vực này dù trong bất cứ hoàn cảnh thương mại nào bởi tầm quan trọng của thị trường này.
2033 Xu hướng thương mại quốc tế trong bối cảnh mới / Nguyễn Hồng Thu // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 12 - 17 .- 382.071
Bài viết chỉ ra các xu hướng định hình thương mại quốc tế trong thời gian tới dựa trên phân tích bối cảnh thế giới tác động đến thương mại hiện nay, qua đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.
2034 Giải pháp phát triển tài chính tiêu dùng an toàn và lành mạnh / Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Thị Mỹ Yên // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 18 - 21 .- 332.024
Tài chính tiêu dùng đã có bước phát triển đầy ấn tượng trong thời gian qua ở Việt Nam. Bên cạnh những lợi ích mà tài chính tiêu dùng mang lại cho nền kinh tế và xã hội thì lĩnh vực này cũng phát sinh nhiều bất cập. Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, gia tăng thi nhập và chi tiêu của người dân , lực lượng dân số trẻ và cộng hưởng từ quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong nền kinh tế cho thấy tài chính tiêu dùng là lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng để các tổ chức tín dụng nói chung, các công ty tài chính tiêu dùng nói riêng, khai thác và mở rộng thị phần. Tuy nhiên, muốn tài chính tiêu dùng phát triển an toan và lành mạnh, cần phải thực hiện rất nhiều biện pháp quản lý và điều hành, từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cho đến từng tổ chức tài chính tiêu dùng, kể cả các khách hàng là những người tiêu dùng tài chính.
2035 Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam / Huỳnh Thị Hương Thảo, Trần Nguyễn Anh Phương // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 22 - 26 .- 332.3
Bài viết tìm hiểu thực trạng hoạt động tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng vi mô.
2036 Thế hệ Gen Z và tài chính cá nhân / Phạm Bảo Khánh // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 27 - 30 .- 332.024
Vào thời điểm mà thế giới tài chính dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, hiểu biết về tài chính có một tầm quan trọng mới. Biết cách hoạch định trong thế giới tài chính này rất quan trọng, nhưng liệu những người trẻ tuổi có chuẩn bị sẵn sang để đưa ra các quyết định tài chính của riêng mình dù có cả thế giới trong tầm tay của họ. Trong tài chính, cũng như trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, kiến thức là sức mạnh. Xây dựng hiểu biết tài chính vững vàng khi còn trẻ sẽ giúp Gen tìm được vị trí ngọt ngào không chỉ trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân mà còn trong mọi ước mơ mà họ muốn theo đuổi.
2037 Thực trạng phát triển thị trường tiền mã hóa tại khu vực Asean và những khuyến nghị với Việt Nam / Trương Hoàng Diệp Hương, Lê Phúc Hoàn, Trần Phương Thảo // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 22 .- Tr. 31 - 38 .- 332.024
Tiền mã hóa được hình thành và phát triển từ những năm 1990 và được bắt đầu giao dịch từ năm 2010 với sự ra đời của đồng Bitcoin. Kể từ đó, thị trường mã hóa có phát triển mạnh mẽ, giá trị vốn hóa thị trường tính đến tháng 3/2021 đã lên 1500 tỷ USD. Tại khu vực Đông Nam Á, tiền mã hóa từng không được công nhận và cho phép lưu hành. Dù vậy, quan điểm này đang dần thay đổi. Nhiều quốc gia trong khối Asean đã ban hành chính sách và quy định để hợp pháp hóa việc sử dụng tiền mã hóa. Việc đánh giá thực trạng phát triển thị trường mã hóa tại khu vực Asean giúp đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho đơn vị quản lý cũng như nhà đầu tư tại Việt Nam.
2038 Chính sách phát triển ngành công nghiệp hóa chất theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững / Vương Thành Chung // .- 2022 .- Số 621 .- Tr. 61 - 65 .- 330
Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp hóa chất ở Việt Nam; thực trạng chính sách phát triển; những hạn chế, bất cập trong ngành công nghiệp hóa chất và chính sách phát triển ngành.
2039 Những nhân tố tác động tới quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây / Nguyễn Phương Liên // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 4 - 6 .- 382.071
Trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp giữa Việt Nam và Trung Quốc; Những nhân tố tác động tới quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây.
2040 Đẩy mạnh khai thác năng lượng mặt trời nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam / Nguyễn Thị Khuyên // .- 2022 .- Số 622 .- Tr. 7 - 9 .- 330
Bài viết nghiên cứu tập trung tìm hiểu về tiềm năng và thực trạng phát triển năng lượng mặt trời cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay.