CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
1981 . Phát triển sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc / Bùi Đông Hưng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 23-32 .- 658

Làm rõ thực trạng phát triển sản xuất thông minh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc và đưa ra một số hàm ý chính sách cho Việt Nam.

1982 Thực trạng lao động không chính thức ở Nhật Bản / Nguyễn Ngọc Phương Trang // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 11 (261) .- Tr. 43-50 .- 658

Phân tích tình hình lao động không chính thức ở Nhật Bản và đánh giá hai chiều về lao động không chính thức.

1983 Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Lê Thị Tú Anh // Tài chính .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 107-109 .- 306.4

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra trên toàn thế giới, với tốc độ lan tỏa nhanh chóng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên trong bối cảnh công nghệ số, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không chỉ dựa trên dầu tư vào công nghệ, mà còn cần dựa trên sựu đầu tư vào văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp trở thành bản sắc riêng, là năng lực cạnh tranh và sức mạnh riêng có để mỗi doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, bền vững trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

1984 Chính sách xã hội trong Đại dịch Covid-19 ở một số nước và hàm ý cho Việt Nam / Đỗ Lâm Hoàng Trang // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 110-113 .- 361.1

Thời gian qua để hạn chế những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19, ngoài các chính sách về y tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều triển khai chính sách xã hội, tuy nhiên, mức độ hiệu quả của các chính sách này là không giống nhau. Bài viết đề cập đến sự phản ứng chính sách xã hội tại một số quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có thể đối phó với những cuộc khủng hoảng của dịch bệnh trong tương lai.

1985 Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ / Dương Thị Thu Lý // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 122-125 .- 332.6

Sử dụng dữ liệu thống kê giai đoạn 2005-2020 từ nguồn Tổng cục thống kê, nghiên cứu này phân tích mô hình kinh tế lượng thông qua 6 biến số kinh tế làm đại diện là tổng sản phẩm 06 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ lệ đô thị hóa, lao động và chi ngân sách. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI, chưa tìm thấy FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả cũng chỉ ra các biến dân số, tỷ lệ đô thị hóa, chi ngân sách có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

1986 Thúc đẩy doanh nghiệp Logistic phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội / Trần Thị Thu Nhung // .- 2022 .- Số 788 .- Tr. 129-132 .- 658.5

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, kim ngạch xuất khẩu và thương mại nội địa liên tục tăng trưởng thì việc phát triển ngành Logistic có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy việc đầu tư công nghệ, phát triển hạ tầng, liên kết tạo thành mạng lưới các doanh nghiệp logistic lớn là vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới để thúc đẩy lĩnh vực này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội cũng như cả nước.

1987 Định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động thông tin khoa học và công nghệ / Trần Đắc Hiến, Kiều Thị Lệ Thu // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 08-10 .- 330

Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc xây dựng, áp dụng và tổ chức thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động KH&CN nói chung, dịch vụ thông tin KH&CN nói riêng là vấn đề tương đối khó khăn và phức tạp do đặc thù của hoạt động thông tin KH&CN là lĩnh vực sản xuất phi vật chất. Bài viết đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động thông tin KH&CN.

1988 Những khó khăn trên con đường chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam / Vũ Hoàng Linh, Phạm Anh Tuấn // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 11-13 .- 330

Bài viết nêu thực trạng và khó khăn trong chuyển đổi số tại doanh nghiệp. Từ đó đưa ra một số giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số trong giai đoạn mới.

1989 Thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam / Lê Phương Hòa, Phan Cao Quang Anh // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2022 .- Số 765 .- Tr. 14-17 .- 330

Việc ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động của nền kinh tế theo hướng hiệu quả hơn, tối ưu hơn đã hình thành một nền kinh tế số không biên giới, mang lại giá trị cao. Đây cũng là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu trong bối cảnh công nghiệp phát triển đến giai đoạn 4.0 và các mô hình kinh tế truyền thống đang dần bão hoà. Kinh tế số không chỉ tạo ra quy mô lớn hơn và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, mà còn khiến cho các nền kinh tế thay đổi phương thức sản xuất và cấu trúc. Do đó, cần phải có những giải pháp chiến lược thúc đẩy sự phát triển bền vững nền kinh tế số ở Việt Nam.

1990 Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Kiểm định mô hình SYS-GMM / Mai Thị Hồng, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thu Thủy // Nghiên cứu kinh tế .- 2022 .- Số 10(533) .- Tr. 107-120 .- 332.12

Nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010-2020. Kết quả mô hình SYS-GMM cho thấy có 9/9 giả thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam được chứng minh. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại.