CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
1251 Các nhân tố tác động tới việc áp dụng kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp nông nghiệp và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp / Nguyên Thí Kiên // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 109-118 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá các nhân tố tác động tới mức độ áp dụng kinh tế quốn đã hoàn trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hine. Bên ạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu tác động của việc áp dụng kinh tế tuần hoàn đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua tác động trung gian của đối mới tổ chức Kết quả cho thấy, tác động tiêu cực của công nghệ và tác động tích cực của chính sách và định, quản trị, khách hàng và xã hội đến mức độ áp dụng kinh tế tuần hoàn của các doanh nghiệp nông nghiệp, trong khi tình hình tài chính của các công ty không thực sự tác động tới quyết định áp dụng kinh tế tuần hoàn. Kết quả nghiên cứu đưa ra hàm ý chính sách giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý có chính sách tốt trong việc thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp nông nghiệp.
1252 Tác động của chuyển đổi số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam : tiếp cận bằng phương pháp phân tích Wavelet / Nguyễn Minh Hà, Phan Thị Liệu, Bùi Hoàng Ngọc // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 4 (539) .- Tr. 16-27 .- 330
Chuyển đổi số, vốn vật chất và vốn nhân lực được coi là ba trụ cột để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thập niên tới. Do vậy khám phá tác động của ba yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế là hết sức cần thiết. Để đạt được mục tiêu đó, nghiên cứu đã ứng dụng kỹ thuật phân tích tiên tiến hiện nay - kỹ thuật phân tích Wavelet coherence cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990 - 2018. Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở những miền tần số cao thì vốn vật chất, vốn nhân lực và chuyển đổi số có tương quan yếu với tăng trưởng kinh tế, sau đó sẽ mạnh lên ở miền tần số trung và tần số thấp. Nghiên cứu cũng tìm thấy tác động tuần hoàn ở trong trung hạn và tác động một chiều ở trong dài hạn.
1253 Mối quan hệ giữa bất định về kinh tế vĩ mô và cấu trúc kỳ hạn nợ: Nghiên cứu tại các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Tuấn Anh, Trần Thị Thùy Dung, Lê Đức Hoàng // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 2-12 .- 332.12
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của bất định về kinh tế vĩ mô đến cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy nhân tố cố định FEM với điều tiết tác động của công ty và của ngành theo cách phân ngành chuẩn ICB của FiinPro. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1141 doanh nghiệp trên thị chứng khoán (HOSE, HNX, UPCOME, OTC) trong giai đoạn 2009-2021. Kết quả cho thấy khi bất định về kinh tế vĩ mô tăng lên, doanh nghiệp có xu hướng sử dụng nhiều nợ dài hạn hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra tác động cùng chiều của bất định về kinh tế vĩ mô tới chi tiêu vốn, là những khoản đầu tư thường được tài trợ bởi nợ dài hạn. Ngoài chỉ số Bất định kinh tế Việt Nam, nghiên cứu còn sử dụng thêm 03 chỉ tiêu đo lường bất định về kinh tế vĩ mô của Việt Nam khác bao gồm: Biến động lạm phát, biến động GDP và biến động tỷ giá hối đoái.
1254 Phát triển quỹ mở trên thị trường chứng khoán Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thu Thuỷ // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 13-22 .- 332.1
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá kết quả đạt được của các quỹ mở kể từ khi ra đời đến nay trên các khía cạnh như Số lượng quỹ, quy mô vốn, giá trị tài sản ròng và kết quả hoạt động. Dựa vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được liên quan đến chủ đề nghiên cứu, với phương pháp nghiên cứu tại bàn, tác giả đã tổng hợp và chỉ ra hàng loạt các khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển của quỹ mở, đó là: (i) Năng lực hoạt động của các công ty quản lý quỹ chưa đồng đều; (ii) Hàng hoá trên thị trường có chất lượng chưa nhiều và đa dạng; (iii) Chính sách thuế đối với hoạt động vào quỹ đầu tư còn nhiều bất cập; (iv) Mức sống và thu nhập dân cư chưa cao; (v) Thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm; (vi) Yếu tố tâm lý người đầu tư chưa vững vàng,... Từ kết quả phân tích này tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quỹ mở của Việt Nam trong thời gian tới.
1255 Ảnh hưởng của thận trọng kế toán đến tỷ suất sinh lời của tài sản tại các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản niêm yết / Nguyễn Thị Xuân Hồng, Nguyễn Thị Hồng, Phạm Đức Cường // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 23-32 .- 332.12
Nghiên cứu này được thực hiện để xem xét mối quan hệ giữa thận trọng kế toán và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của các doanh nghiệp xây dựng và bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Biến độc lập là thận trọng kế toán được đo lường theo cơ sở dồn tích, biến phụ thuộc là ROA, ngoài ra các biến kiểm soát bao gồm quy mô công ty và đòn bẩy tài chính. Bằng phương pháp phân tích Pearson và hồi quy trên phần mềm SPPS, kết quả thu được thận trọng kế toán có mối quan hệ ngược chiều với ROA, quy mô công ty, tỷ lệ đòn bầy tài chính có mối quan hệ thuận chiều với ROA. Qua nghiên cứu này, bài viết đã đưa ra một số thảo luận và từ đó đưa một số khuyến nghị cho các bên liên quan để các đối tượng sử dụng thông tin có thể biết được mức độ thận trọng doanh nghiệp đang sử dụng khi lập báo cáo tài chính.
1256 Phân tích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt / Hà Văn Sự, Lê Xuân Cù // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 33-43 .- 332.4
Giải thích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Bài viết đề xuất khung nghiên cứu sử dụng các nhân tố đổi mới xanh tích hợp với mô hình SERVQUAL nhằm nhận diện các động lực quan trọng của sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Dữ liệu thu thập từ 322 khách hàng đang sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Khung nghiên cứu được kiểm định thực nghiệm bằng mô hình cấu trúc tuyến tính sử dụng AMOS. Kết quả chỉ ra các nhân tố của mô hình SERVQUAL (tính tin cậy, sự đảm bảo, sự đồng cảm, khả năng tiếp cận) và các nhân tố đổi mới xanh (lợi ích đối với môi trường và đổi mới xanh) tác động ý nghĩa đến sự hài lòng. Hơn nữa, sự hài lòng đóng vai trò thúc đẩy dự định tiếp tục sử dụng. Cuối cùng, hàm ý lý thuyết và thực tiễn được thảo luận nhằm thúc đẩy sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.
1257 Tác động ngưỡng của nợ công đến tăng trưởng ở các nước ASEAN / Huỳnh Thế Nguyễn // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 44-52 .- 330
Bài báo này phân tích hiệu ứng ngưỡng nợ công đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN. Mô hình được sử dụng trong nghiên cứu là ngưỡng bảng động để phân tích bộ dữ liệu từ một số nước ASEAN trong giai đoạn 2002 – 2020. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngưỡng nợ công trên GDP trung bình của các nước ASEAN là 95,7%. Nếu nợ công thấp hơn mức ngưỡng này thì nợ công có đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, nợ công trên GDP vượt ngưỡng thì có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng ngưỡng nợ công của các nước ASEAN trong khoảng 52,5% – 97,7%. Do đó, các nhà làm chính sách kinh tế nên đề xuất mức ngưỡng nợ công phù hợp trong việc mở rộng tài khóa và gia tăng nợ công để thúc đẩy tăng tưởng.
1258 Ý định khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi – Nghiên cứu tại tỉnh Hà Giang, Việt Nam / Vũ Quỳnh Nam, Nguyễn Quang Hợp // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 53-64 .- 658
Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại tỉnh Hà Giang thông qua kết quả khảo sát 330 thanh niên. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích dữ liệu đa biến (Cronbach’s Alpha, EFA và phương pháp hồi quy). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của thanh niên tỉnh Hà Giang gồm: yếu tố văn hoá; nguồn vốn; thái độ, quan điểm đối với khởi nghiệp; nhận thức kiểm soát hành vi; giáo dục khởi sự kinh doanh; kinh nghiệm khởi sự kinh doanh; thể chế; các yếu tố tính cách cá nhân. Từ đó, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp trong thanh niên tỉnh trong thời gian tới, nhằm tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho bản thân và cho xã hội.
1259 Tác động của chính sách chi trả cổ tức bằng tiền đến giá trị doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Phúc Hiền, Ngô Thị Thúy Huyền // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 65-75 .- 332.1
Nghiên cứu xem xét tác động của chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá trị của 214 doanh nghiệp niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) giai đoạn 2011-2021. Bằng việc sử dụng mô hình dữ liệu bảng với các phương pháp Pooled OLS, Fixed Effect Model và Random Effect Model, nghiên cứu chỉ ra chính sách trả cổ tức tiền mặt tác động tích cực lên giá trị doanh nghiệp bên cạnh 3 yếu tố: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, vòng quay tài sản và quy mô doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy trong giai đoạn đại dịch Covid-19 (2019- 2021), việc trả cố tức tiền mặt tác động mạnh hơn lên giá trị doanh nghiệp so với giai đoạn trước Đại dịch.
1260 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân khu vực trung du và miền núi phía Bắc / Phạm Hoàng Linh, Nguyễn Khánh Doanh // Kinh tế & phát triển .- 2023 .- Số 311 .- Tr. 76-84 .- 658
Nghiên cứu này đánh giá tác động của các yếu tố tới ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trên cơ sở lý thuyết chấp nhận công nghệ, nghiên cứu vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định và mô hình cấu trúc tuyến tính với dữ liệu sơ cấp từ điều tra người nông dân tại bốn tỉnh: Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Phú Thọ. Kết quả cho thấy cả nhận thức về tính hữu ích và tính dễ sử dụng đều có tác động trực tiếp đến ý định sử dụng hệ thống thông tin nông nghiệp của người nông dân. Tuy nhiên, nhận thức về tính hữu ích có tác động lớn hơn. Do đó, nghiên cứu cho rằng cần phải tập trung nâng cao nhận thức của người nông dân về tính hữu ích của hệ thống thông tin nông nghiệp. Bên cạnh đó, phải cải thiện nhận thức của họ về tính dễ sử dụng của hệ thống thông tin, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện sử dụng chúng trong phát triển kinh tế.