CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
111 Nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ tại Việt Nam / Trần Quang Huy, Từ Thảo Hương Giang // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 214-217 .- 658
Việc thúc đẩy đổi mới hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong phát triển đội ngũ nhân lực quản lý, góp phần đạt các mục tiêu Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam đến 2030. Bằng phương pháp phân tích định tính và định lượng, nghiên cứu tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng hoạt động đào tạo sau đại học ngành quản lý khoa học và công nghệ, qua đó, đưa ra các giải pháp hoàn thiện liên quan tới hoạt động tuyển sinh và tổ chức quản lý đào tạo tại các cơ sở giáo dục.
112 Tài chính truyền thống và Fintech : cơ hội mới cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam / Nguyễn Thị Ái Linh // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 32-34 .- 658
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Việc kết nối các thị trường và tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, dịch vụ trên toàn cầu mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số. Trong quá trình này, tài chính đóng vai trò không thể thiếu, cung cấp nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu, quản lýrủi ro và hỗ trợ giao dịch quốc tế. Tuy nhiên, tài chính truyền thống có thể không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh của toàn cầu hóa và số hóa. Điều này được khắc phục bởi công nghệ tài chính (Fintech). Với những đổi mới vượt trội về công nghệ, Fintech đã tạo ra sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực tài chính, đưa ra các sảnphẩm và dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
113 Đổi mới năng lực quản trị đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2030 / Mai Đình Lâm // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 38-41 .- 658
Đơn vị sự nghiệp công lập có vai trò quan trọng trong cung ứng dịch vụ công thiết yếu cho người dân, góp phần tạo lập sự công bằng và ổn định xã hội. Thời gian qua Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan trọng nhằm đổi mới hoạt động, gắn với đẩy mạnh quá trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm, gắn với đổi mới năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập từ đó góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả các đơn vị này. Bài viết này phân tích thực trạng năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập đến năm 2030.
114 Yếu tố ảnh hưởng đến công nợ phải thu của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm Việt Nam / Trần Đức Tuấn // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 75-78 .- 658
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công nợ phải thu của các doanh nghiệp ngành sản xuất thực phẩm. Sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn năm 2018 - 2022 với tổng 145 quan sát, kết quả hồi quy mô hình REM cho thấy, hàng tồn kho, thu nhập ròng, vốn chủ sở hữu là các yếu tố tác động ngược chiều với tỷ lệ khoản phải thu, trong khi đó tài sản lưu động ảnh hưởng cùng chiều.
115 Doanh nghiệp quân đội tham gia lao động sản xuất trong tình hình mới / Nguyễn Văn Long // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 83-85 .- 658
Tham gia lao động sản xuất là một trong những chức năng cơ bản của quân đội ta, thể hiện bản chất tốt đẹp của bộ đội Cụ Hồ trong các thời kỳ cách mạng; đồng thời, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, doanh nghiệp quân đội cần tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất, gắn kinh tế với quốc phòng, chú trọng sản xuất trang thiết bị, vũ khí, khí tài quân sự công nghệ cao.
116 Vận dụng mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vào địa phương cấp tỉnh / Phạm Thị Ngọc Sương // .- 2024 .- Số 827 - Tháng 6 .- Tr. 132-134 .- 658
Bài viết nghiên cứu mô hình phân tích năng lực cạnh tranh vào địa phương cấp tỉnh. Với phương pháp định tính, nghiên cứu cho thấy, tính phù hợp trong việc ứng dụng các mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại địa phương cấp tỉnh/thành phố. Hầu hết chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thiết kế và xây dựng trên cơ sở đánh giá yếu tố gián tiếp tác động các chỉ số ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và có mối quan hệ 2 chiều. Nói cách khác Chỉ số năng lực tranh cấp tỉnh (PCI) không chỉ là thước đo thể hiện sự ganh đua giữa các tỉnh/thành phố trong thu hút đầu tư tư nhân, mà còn cho biết khả năng hỗ trợ và phản ánh mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với năng lực quản lý của chính quyền tỉnh.
117 Chính sách thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu và khuyễn nghị cho Việt Nam / Nguyễn Chiến Thắng, Vũ Thanh Hà // .- 2024 .- Tháng 1 .- Tr. 43-53 .- 330
Trình bày khái niệm xã hội doanh nghiệp. Phân tích bối cảnh hình thành và phát triển chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại Liên minh châu Âu. Nghiên cứu thực tiễn triển khai chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Liên minh châu Âu.
118 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm trà của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội / Trịnh Thùy Dương, Phùng Thế Vinh, Lê Đình Bình // .- 2024 .- Tháng 2 .- Tr. 57-71 .- 330
Bằng cách phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm trà của người tiêu dùng tại thị trường Hà Nội gồm: Nhận thức về chất lượng, thương hiệu, chuẩn chủ quan, giá cả và thái độ. Bài viết cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong ngành trà, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những nhu cầu của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
119 Đông Nam Á trong cạnh tranh quyền lực kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc / Nguyễn Anh Cường, Trần Quang Khải // .- 2024 .- Số 4 (289) .- Tr. 3-11 .- 330
Tập trung vào các hành xử đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc, qua đó đi tới kết luận là mối quan hệ giữa thúc đẩy cạnh tranh kinh tế tại khu vực Đông Nam Á chính là nguyên nhân góp phần gia tăng cuộc cạnh tranh toàn diện giữa hai cường quốc.
120 Tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 và những thay đổi lớn của thế giới sau đại dịch / Trần Thị Lan Hương // .- 2024 .- Số 4 (289) .- Tr. 12-23 .- 330
Trình bày tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 và những thay đổi lớn của thế giới sau đại dịch. Từ đó đánh giá những thay đổi toàn cầu đang diễn ra trên thế giới trong thời gian đây sẽ giúp các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, qua đó điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.