CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
1141 Các giải pháp thực hiện quy định của thuế tối thiểu toàn cầu / // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 38-49 .- 336.2
Việc áp dụng chính sách thuế suất tối thiểu toàn cầu sẽ tác động trực tiếp đến các ưu đãi đầu tư và tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, việc rà soát và thay đổi chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành sao cho phù hợp với cải cách thuế toàn cầu là vô cùng cấp thiết để đảm bảo chính sách ưu đãi đầu tư của Việt Nam bền vững và phù hợp với các quy định mới về thuế suất tối thiểu toàn cầu. Đại diện 4 Công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam (Ernst & Young, PwC, Deloitte và KPMG) đã có những khuyến nghị cụ thể dành cho Việt Nam.
1142 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết số 29-NQ/TW / Phạm Thị Kim Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 50-52 .- 330
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 35 năm đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết.
1143 Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Phan Thị Ái, Trần Nữ Hồng Dung // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 53-57 .- 330
Chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Điều này giúp giải quyết các vấn đề tiêu cực như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững. Bài viết tìm hiểu một số vấn đề về phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn.
1144 Thực trạng thu hút vốn FDI vào việt nam và hàm ý chính sách / Nguyễn Anh Dũng, Vũ Hoàng Mạnh Trung, Phạm Ánh Tuyết, Trần Tuấn Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 57-59 .- 658.15
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Đây là ngoại lực bổ sung vốn, công nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời kỳ mở cửa của nền kinh tế, việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm… tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, đầu tư chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kém phát triển.
1145 Nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam / Phan Thị Ngọc Hoa // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 60-63 .- 658
Thời gian qua, việc chuyển giao công nghệ qua các dự án của các doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Nhiều công nghệ mới, hiện đại được du nhập vào nước ta trong các lĩnh vực như: Dầu khí, điện tử, viễn thông...; qua đó tạo ra nhiều sản phẩm mới với công nghệ hiện đại, góp phần tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng gặp một số khó khăn, hạn chế cần có giải pháp khắc phục.
1146 Trao đổi về lập báo cáo tài chính đối với ngân sách và tài chính xã / Ninh Thị Thúy Ngân, Đặng Thị Mỹ Linh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 64-67 .- 658.15
Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của các địa phương. Do vậy, công tác kế toán nói chung và lập báo cáo tài chính nói riêng liên quan đến ngân sách và tài chính xã là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo việc thu chi ngân sách theo đúng các quy định của pháp luật kế toán và quy định khác của pháp luật. Bài viết giới thiệu các vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính ngân sách và tài chính xã, đồng thời đưa ra một số lưu ý để lãnh đạo các cấp
1147 Việt Nam: những khó khăn và kiến nghị cải thiện năng suất lao động trong bối cảnh hiện nay / Nguyễn Thị Lê Hoa // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 35-37 .- 650
Thực trạng tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam; Những thách thức trong quá trình nâng cao năng suất lao động quốc gia; và Kiến nghị thúc đẩy năng suất quốc gia.
1148 Thuế tối thiểu toàn cầu : cơ hội, thách thức và giải pháp chính sách cho Việt Nam / Mai Đình Lâm // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 6-9 .- 336.2
Thuế tối thiểu toàn cầu là một trong những nội dung chính trong chương trình chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng, dự kiến áp dụng từ ngày 01/01/2024 với 142 quốc gia đồng thuận tham gia. Bài viết này khái quát nội dung của quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, từ đó phân tích cơ hội và thách thức đặt ra với Việt Nam khi tham gia quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chính sách nhằm thích ứng khi tham gia quy tắc trên.
1149 Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu : tác động và một số kiến nghị / Cấn Văn Lực // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 9-11 .- 336.2
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã đề xuất áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (gọi tắt là thuế tối thiểu toàn cầu) với mục đích chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS). Bài viết này xem xét những tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tới nền kinh tế, đầu tư toàn cầu và Việt Nam, từ đó đưa ra các kiến nghị đối với việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu đạt chuẩn để Việt Nam đồng hành cùng các doanh nghiệp trong tuân thủ nghĩa vụ thuế quốc tế.
1150 Thuế tối thiểu toàn cầu: Vấn đề đặt ra và giải pháp ứng phó / Đặng Ngọc Minh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 12-15 .- 336.2
Thuế tối thiểu toàn cầu là một loại thuế do các nước G20 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng với mục tiêu phân chia quyền đánh thuế giữa các nước, thực hiện đánh giá việc phân bổ phần lợi nhuận của các doanh nghiệp và xây dựng các nguyên tắc phân bổ lợi nhuận toàn cầu; đảm bảo rằng tất cả các doanh nghiệp hoạt động đầu tư quốc tế đều phải nộp mức thuế tối thiểu. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần chủ động ban hành chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang được hưởng ưu đãi thuế tại Việt Nam nộp phần chênh lệch giữa thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế so với thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam.