CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
11381 Israel: Con đường trở thành nước thu nhập cao và tránh bẫy thu nhập trung bình / PGS. TS. Bùi Quang Nhật // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2014 .- Số 10 (110)/2014 .- Tr. 3-14 .- 330.01

Bài viết là kết quả nghiên cứu của Đề tài thuộc Quỹ Nafosted “Bẫy thu nhập trung bình tại một số quốc gia Trung Đông – Bắc Phi: Kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam”.

11382 Chính sách phát triển nhân tài ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới / NCS. Nguyễn Thị Phương Lan // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 28-32 .- 330.01

Quan niệm về nhân tài và phát triển nhân tài, chính sách phát triển nhân tài của Việt Nam ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đánh giá chính sách phát triển nhân tài của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, kết luận và khuyến nghị.

11383 Chính sách thu hút FDI vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô ở Việt Nam / TS. Trần Đức Hiệp // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 33-35, 38 .- 330.01

Trình bày sự ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ, phát triển công nghiệp hỗ trợ ô tô ở Việt Nam – hiện trạng và một số vấn đề đặt ra. Một số định hướng giải pháp chính sách thu hút FDI vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô ở Việt Nam.

11384 Vai trò của Nhà nước trong quá trình điều hòa lợi ích nhóm khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam / Nguyễn Công Thắng // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 36-38 .- 330.01

Phân tích các công cụ điều tiết lợi ích của Nhà nước, đánh giá việc sử dụng các công cụ này và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn tính chủ động của Nhà nước trong việc hài hòa các nhóm lợi ích khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Việt Nam.

11385 Phát triển ngành khai thác hải sản Việt Nam / TS. Lại Lâm Anh, ThS. Trần Thị Cẩm Giang // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 31-33, 38 .- 330.01

Giới thiệu những thành tựu phát triển ngành hải sản, chính sách phát triển ngành hải sản, những vấn đề còn tồn tại, định hướng phát triển.

11386 Vai trò của nhà nước trong phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam / TS. Nguyễn Thùy Anh // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 34-38 .- 330.01

Vai trò của nhà nước trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam – một số vấn đề đặt ra nhìn từ vai trò của nhà nước. Định hướng giải pháp nâng cao vai trò của nhà nước trong việc phát triển năng lượng tái tạo.

11387 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Kiên Giang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế / Huỳnh Thế Nguyễn, Hoàng Thị Mỹ Nhân // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 39-42 .- 330.01

Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2001 – 2010 nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh; đồng thời đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại và góp phần thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

11388 Chính sách tỷ giá trong các nước ASEAN và một số hàm ý với Việt Nam / TS. Nguyễn Tiến Dũng // Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương .- 2014 .- Số 12/2014 .- Tr. 28-30 .- 332.1

Chính sách tỷ giá sau khủng hoảng tài chính – tiền tệ 1997 – 1998. Biến động tỷ giá của các đồng tiền ASEAN và đồng Việt Nam: một số xu hướng và vấn đề. Kết luận và một số hàm ý đối với Việt Nam.

11389 Giám sát giao dịch trên TTCK phái sinh: Từ kinh nghiệm quốc tế đến một số khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Tuyết Mai // Chứng khoán Việt Nam .- 2014 .- Số 194 .- Tr. 14 – 16 .- 332.64

Nêu một số kinh nghiệm quốc tế trong việc giám sát giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

11390 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Braxin / Nguyễn Thanh Huyền // Chứng khoán Việt Nam .- 2014 .- Số 194 .- Tr. 14 – 16 .- 332.024

Nêu kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Braxin và con đường để hướng tới phát triển bền vững.