CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
821 Thực trạng phát triển dịch vụ Mobile Money tại Việt Nam / Nguyễn Chí Đức, Nguyễn Tấn Khoa // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 55-61 .- 658
Sự phát triển của kinh tế số và xã hội số đã góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trên toàn cầu và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Đại dịch COVID-19, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động lớn đến hành vi tiêu dùng và tạo ra nhu cầu tăng về TTKDTM, nhằm giảm tiếp xúc trực tiếp và hạn chế sự lưu thông tiền mặt. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, so sánh, tổng hợp, thống kê, bài viết tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ tiền di động (Mobile Money) tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, cung cấp các giải pháp chiến lược và khuyến nghị nhằm góp phần phát triển dịch vụ tiền di động tại Việt Nam trong thời gian tới.
822 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Quỹ Tín dụng Nhân dân: Thực trạng và giải pháp / Hà Anh Tú // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 62-67 .- 332
Trước xu thế “bùng nổ” của CMCN 4.0 trên mọi lĩnh vực, đòi hỏi các tổ chức tín dụng (TCTD) phải chủ động và đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán truyền thống, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mới, ngân hàng lõi, xây dựng hệ sinh thái ngân hàng mở, triển khai các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều sản phẩm, phương tiện mới, bảo đảm an toàn, tiện lợi, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của khách hàng, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. So với các ngân hàng thương mại, chuyển đổi số của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) diễn ra còn chậm với nhiều khó khăn, thách thức, nhận thức về chuyển đổi số còn tương đối mơ hồ. Vì vậy, để thực hiện được chiến lược chuyển đổi số của ngành Ngân hàng đối với hệ thống QTDND cần phải có lộ trình, giải pháp cụ thể mới đạt được yêu cầu và mục tiêu đặt ra. Trong bài viết này, nhóm tác giả phân tích tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống QTDND hiện nay và đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể để các QTDND thực hiện chuyển đổi số một cách khả thi.
823 Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và hàm ý chính sách / Tạ Thị Kim Dung, Đỗ Cẩm Hiện // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 68-74 .- 332.12
Bài viết tổng quan kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam năm 2022 dựa trên mô hình CAMEL. Phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính của 30/35 ngân hàng cho thấy, các ngân hàng có tăng trưởng mạnh về lợi nhuận nhưng chất lượng tài sản, tỷ lệ an toàn vốn còn thấp, khả năng sinh lời cải thiện nhưng còn chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động. Từ đó, bài viết hàm ý một số chính sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng
824 Sự tập trung của thị trường và thu nhập lãi của các ngân hàng Việt Nam / Dương Thị Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2023 .- Sô 17 (626) .- Tr. 75-81 .- 332.12
Nghiên cứu này phân tích tác động của tập trung thị trường đối với biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng. Nghiên cứu sử dụng công cụ ước lượng moment tổng quát (GMM) hệ thống hai bước cho một mẫu gồm 30 ngân hàng từ năm 2007–2021, tạo ra một bộ dữ liệu bảng không cân bằng gồm 439 quan sát. Mức độ tập trung của ngân hàng được đo lường bằng tỷ lệ tập trung của 3 hoặc 5 ngân hàng lớn nhất và chỉ số HHI về tổng bình phương thị phần theo tài sản của mỗi ngân hàng trong ngành ngân hàng. Kết quả cho thấy, một thị trường có tính tập trung cao hơn thì các ngân hàng có mức biên lãi thuần NIM thấp hơn. Do đó, để tránh quyền lực thị trường và tập trung quá mức đồng thời gây ảnh hưởng bất lợi đến thu nhập lãi của ngân hàng, các cơ quan quản lý nên thận trọng trong việc phê duyệt các vụ sáp nhập ngân hàng để không tạo ra ngân hàng chi phối quá lớn trong hệ thống.
825 Tác động của tài chính số tới sự ổn định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam / Ngô Thanh Xuân, Lê Quỳnh Mai, Nguyễn Minh Hằng, Ngô Thị Thùy Ngân, Nguyễn Thùy Trang, Nguyễn Minh Ngọc // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 12-18 .- 332.12
Bài nghiên cứu phân tích mẫu gồm 24 NHTM tại Việt Nam với 960 quan sát trong giai đoạn 2013 - 2022. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng, việc áp dụng tài chính số góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng trong tương lai. Tuy nhiên, đối với thị trường mới nổi như Việt Nam, tài chính số tác động ngược chiều đến sự ổn định ngân hàng trong ngắn hạn. Điều này có thể giải thích do việc triển khai tài chính số tại Việt Nam chưa đến “giai đoạn chín muồi”, cần thêm thời gian để tạo ra tác động thuận chiều giữa tài chính số và sự ổn định ngân hàng. Do đó, cơ quan chức năng và các nhà hoạch định chính sách có thể coi tài chính số là công cụ hữu hiệu cho cuộc cách mạng ngành tài chính nói chung trong dài hạn.
826 Khó khăn, thách thức trong triển khai khung năng lực tại ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị / Bùi Văn Hải, Ngô Quang Trung, Lương Hồng Hạnh // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 19-25 .- 332.12
Bài viết đã nghiên cứu tiêu chuẩn năng lực và khung năng lực nói chung để đánh giá việc ứng dụng tiêu chuẩn này trong hoạt động của NHTM. Qua đó, chỉ ra những khó khăn, thách thức trong triển khai tại các NHTM và đề xuất một số giải pháp, định hướng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong hoạt động của NHTM.
827 Chính sách tiền tệ tác động đến thị trường bất động sản tại các quốc gia trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Hồ Ngọc Tú, Phạm Quỳnh Lan // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 45-49 .- 332.4
Bài viết này sẽ phân tích mối liên hệ giữa chính sách tiền tệ và thị trường bất động sản từ lí thuyết đến thực tiễn tại các quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 đến nay, từ đó đưa ra các giải pháp về chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy, hồi phục thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay.
828 Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam / Trịnh Thị Phan Lan, Hoàng Thị Lan ANh // .- 2023 .- Số 21 - Tháng 11 .- Tr. 26-31 .- 332.12
Nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM sau đó lựa chọn mô hình phù hợp là REM. Bốn biến gồm quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỉ lệ nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỉ lệ dự phòng rủi ro tón dụng và tỉ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều vởi tỉ lệ nợ xấu; trong đó dự phòng rủi ro tín dụng là nhân tố có tác động nhiều nhất đến tỉ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng là nhân tố có tác động thấp nhất.
829 Chuyển đổi số trong hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân / Võ Thị Hoàng Nhi // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 29-34 .- 332.1
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nêu rõ: Tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Với bối cảnh chung như vậy, nhiều vấn đề đã và đang đặt ra có liên quan đến chuyển đổi số mà hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) phải thực hiện theo lộ trình và xu thế phát triển. Bài viết đề cập đến chuyển đổi số trong hoạt động QTDND.
830 Cho vay nhà ở xã hội bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Nguyễn Cảnh Hiệp, Phạm Duy Khánh // .- 2023 .- Số 19 - Tháng 10 .- Tr. 42-49 .- 332.12
Trên cơ sở phân tích kết quả cho vay ưu đãi của hệ thống ngân hàng đối với hoạt động đầu tư phát triển NƠXH cũng như thuê, mua và thuê mua NƠXH trong giai đoạn 2013 - 2023, bài viết chỉ ra rằng, chính sách ưu đãi về tín dụng đối với NƠXH vẫn còn những điểm vướng mắc làm hạn chế kết quả hỗ trợ đối với chủ đầu tư các dự án NƠXH cũng như những người thuê, mua, thuê mua NƠXH. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với loại hình nhà ở này.