CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
411 Quản lý phát triển nhân lực ngành ngân hàng ở Việt Nam / Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Hoài Phương // .- 2024 .- K2 - Số 258 - Tháng 02 .- Tr. 68-73 .- 332.12
Bài viết nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực ngân hàng ở Việt Nam trong thời gian qua. Qua phân tích cho thấy công tác quản lý phát triển nhân lực ngân hàng đã được quan tâm và thực hiện ở tầm định hướng vĩ mô. Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách, qui định đối với những đối tượng cụ thể còn hạn chế. Việc phát triển nhân lực ngành ngân hàng chưa chú trọng vào những hướng trọng tâm của ngành này trong bối cảnh chuyển đổi số và những yêu cầu khắt khe của một ngành dịch vụ. Các hoạt động tuyển dụng, đào tạo vẫn còn khác biệt xa giữa các đơn vị với nhau.
412 Niềm tin tôn giáo và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á / Hồ Thị Hải Ly // .- 2024 .- Số 1 .- Tr. 21-42 .- 332.1
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 7.264 công ty niêm yết ở 11 quốc gia Châu Á bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia, Pakistan, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, và Thái Lan trong giai đoạn 1996-2016. Sử dụng các biến đại diện khác nhau và các phương pháp ước lượng khác nhau, nghiên cứu chỉ ra rằng ở thị trường Châu Á, các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực có niềm tin tôn giáo cao có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn và có tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn mục tiêu nhanh hơn. Các hàm ý rút ra từ kết quả nghiên cứu có thể giúp doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người làm chính sách đưa ra các quyết định quản lý hiệu quả để tăng cường giá trị doanh nghiệp, tối ưu lợi nhuận đầu tư và xây dựng xã hội phát triển.
413 Tác động của dòng tiền và vốn lưu động đến đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hạn chế tài chính / Bùi Ngọc Mai Phương, Đặng Văn Dân // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 5-26 .- 332
Bài viết xác định vai trò của dòng tiền và vốn lưu động (VLĐ) đối với việc đầu tư của doanh nghiệp, với điều kiện tồn tại hạn chế tài chính (HCTC) và dữ liệu của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2012–2022. Sử dụng phương pháp SGMM, kết quả nghiên cứu khẳng định rằng chi đầu tư và chi bổ sung VLĐ rất nhạy cảm với những cú sốc dòng tiền; hơn nữa, độ nhạy cảm tăng theo mức độ HCTC của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu này còn xem xét vai trò của VLĐ trong việc duy trì và ổn định đầu tư trước sự thay đổi của nguồn vốn nội bộ; doanh nghiệp có HCTC lớn, vai trò của VLĐ càng cao. Kết quả nghiên cứu có thể được ứng dụng để các nhà quản trị tài chính xây dựng chính sách kết hợp giữa quản lý VLĐ và chính sách đầu tư nhằm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của ràng buộc tài chính lên đầu tư và các chính sách thể chế mới nhằm hỗ trợ việc tiếp cận các nguồn vốn cho doanh nghiệp.
414 Ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái và phát triển tài chính đến đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng quốc tế / Lê Thông Tiến, Phạm Thị Tuyết Trinh, Nguyễn Minh Sáng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 27-57 .- 332
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng tương tác giữa bất định tỷ giá hối đoái (TGHĐ) và phát triển tài chính (PTTC) đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở những chế độ TGHĐ khác nhau với bộ dữ liệu bao gồm 114 quốc gia giai đoạn 2000–2021 và được phân loại thành nhóm quốc gia có theo chế độ neo mềm và nhóm quốc gia có theo chế độ thả nổi. Thông qua phương pháp hồi quy tuyến tính Bayes cho mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên, kết quả cho thấy ở nhóm các quốc gia có chế độ neo mềm, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng ngược chiều của bất định TGHĐ, thậm chí làm đảo chiều ảnh hưởng này đối với FDI; đồng thời PTTC của một quốc gia càng cao thì gia tăng xác suất cùng chiều của tác động biên của bất định TGHĐ. Đối với nhóm các quốc gia có chế độ thả nổi, ảnh hưởng tương tác làm giảm ảnh hưởng cùng chiều của bất định TGHĐ đối với FDI và PTTC của một quốc gia cao thì tác động biên cùng chiều có xu hướng giảm. Từ đó, các gợi ý chính sách được đề xuất để thu hút FDI. Đối với chế độ neo mềm, các quốc gia cần tăng cường kiểm soát chặt chẽ bất định TGHĐ và đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính và các định chế tài chính. Đối với chế độ thả nổi, các quốc gia nên tiếp tục nới lỏng TGHĐ và tập trung duy trì sự ổn định hệ thống tài chính.
415 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh hậu Covid-19 ở Việt Nam / Phan Chung Thuỷ, Lê Văn Lâm, Lê Minh Triết, Nguyễn Thị Minh Nhã // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 88-101 .- 332.12
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chính sách của Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức, hiệp hội quốc tế về NHX và PTBV là các yếu tố căn bản cho sự phát triển NHX, trong khi đó sự cam kết mạnh mẽ từ ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố chính bên trong. Nghiên cứu cũng cho thấy, đại dịch Covid-19 cũng có tác động đến sự phát triển NHX theo cả hai chiều hướng tích cực lẫn tiêu cực. Kết quả nghiên cứu bổ sung bằng chứng thực nghiệm về sự phát triển của NHX và là cơ sở tham khảo cho các cơ quan ban ngành và nhà quản trị ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển NHX hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và PTBV tại Việt Nam.
416 Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á / Võ Thị Thúy Kiều // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 102-115 .- 332.12
Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở tài chính (ĐMTC) và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tại 35 nước châu Á giai đoạn 2011–2020. Thông qua phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Square-FGLS), kết quả nghiên cứu cho thấy ĐMTC được đo lường theo Chinn & Ito (2008) có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến sự ổn định hệ thống NHTM được đo lường bằng ZSCORE; đồng thời các chỉ số thể chế bao gồm kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình tốt sẽ gia tăng sự ổn định hệ thống NHTM. Từ đó, bài viết gợi ý các chính sách nhằm gia tăng sự ổn định hệ thống NHTM.
417 Ảnh hưởng của các cú sốc tới độ biến động của tỷ suất sinh lời trên thị trường vàng Forex: Sử dụng mô hình EGARCH và TGARCH / Hoàng Thị Thu Hà // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 5-16 .- 332
Bài viết sử dụng dữ liệu về giá đóng cửa của chỉ số vàng Forex trong giai đoạn 01/01/2019 đến 19/12/2023 nhằm so sánh ảnh hưởng của các cú sốc tới độ biến động của tỷ suất sinh lời (TSSL) của chỉ số vàng Forex. Bằng cách sử dụng mô hình EGARCH và TGARCH, kết quả phân tích cho thấy cú sốc tích cực có ảnh hưởng mạnh hơn đến độ biến động so với cú sốc tiêu cực.
418 Hiệu ứng tín hiệu của chính sách cổ tức về hiệu quả hoạt động của công ty: Bằng chứng tại thị trường chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Quang Minh Nhi, Nguyễn Thị Mỹ // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 17-30 .- 332.1
Bài viết sử dụng dữ liệu giai đoạn 2005–2021 nhằm cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về hiệu ứng tín hiệu của chính sách cổ tức (CSCT) đối với hiệu quả hoạt động (HQHĐ) của doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cụ thể, HQHĐ trong tương lai của các công ty có chi trả cổ tức vào năm trước cao hơn các công ty không trả cổ tức. Bên cạnh đó, cả biến cổ tức trên mỗi cổ phần và tỷ lệ chi trả cổ tức đều có mối quan hệ thuận chiều với ROA và ROE của công ty sau một năm. Kết quả này ủng hộ lý thuyết Tín hiệu trên thị trường Việt Nam, khi cho rằng CSCT sẽ hàm chứa những thông tin hữu ích về HQHĐ tương lai của doanh nghiệp.
419 Chất lượng thể chế và các nhân tố đặc thù ngân hàng tác động lên nợ xấu: Bằng chứng từ các ngân hàng thương mại Việt Nam / Nguyễn Đặng Hải Yến, Lê Văn Sơn, Lưu Thu Quang // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 43-55 .- 332
Bài viết đánh giá ảnh hưởng của chất lượng thể chế (CLTC) đến tác động của các nhân tố đặc thù ngân hàng đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2010-2021. Nghiên cứu sử dụng phương pháp S-GMM cho bộ dữ liệu bảng gồm 22 NHTM Việt Nam. Kết quả cho thấy CLTC ảnh hưởng đến tác động của các yếu tố đặc thù của ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Theo đó, trong môi trường CLTC tốt, tác động của các yếu tố bên trong đến nợ xấu của ngân hàng sẽ được giảm bớt và ngược lại. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao CLTC, từ đó giảm thiểu nợ xấu cho ngân hàng.
420 Tác động của đầu tư công nghệ đến hiệu quả tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam / Đào Lê Kiều Oanh // .- 2024 .- Số 216 - Tháng 3 .- Tr. 86-70 .- 332
Nghiên cứu này tập trung vào tác động của đầu tư công nghệ (ĐTCN) đến hiệu quả tài chính (HQTC) của ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam giai đoạn 2012–2022 dựa vào phương pháp hồi quy đa biến. Kết quả dựa trên mô hình phù hợp nhất (GMM) chỉ ra rằng, ĐTCN ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng cách tối ưu hóa quy trình nội bộ và cải thiện trải nghiệm khách hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi ảnh hưởng ngược chiều đến HQTC do tăng chi phí vốn. Tỷ lệ cho vay trên tài sản và tỷ lệ nợ xấu cũng ảnh hưởng đáng kể đến HQTC, trong khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động cùng chiều thì tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều. Kết quả cũng xác định tăng trưởng kinh tế thường đi đôi với sự tăng cường hoạt động kinh doanh và HQTC. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, cần tăng cường đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa quy trình và trải nghiệm khách hàng, cũng như quản lý tỷ lệ tiền gửi và nợ xấu một cách cẩn trọng để giảm chi phí vốn và cải thiện HQTC.