CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
391 Phát triển hệ sinh thái công nghệ tài chính tại Việt Nam / Đỗ Hữu Khánh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 69-71 .- 332

Trên thế giới, các hệ sinh thái công nghệ tài chính đã góp phần thúc đẩy các phát minh công nghệ thông tin, phát triển thị trường tài chính, cải thiện các hệ thống tài chính - ngân hàng và tăng cường trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, ở Việt Nam, mặc dù công nghệ tài chính đã là xu hướng rõ nét nhưng còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Bài viết phân tích bức tranh toàn cảnh công nghệ tài chính và đưa ra một số luận điểm giúp cho việc xây dựng hệ sinh thái công nghệ tài chính vững mạnh tại Việt Nam trong thời gian tới.

392 Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững ở Việt Nam / Phạm Vũ Thái Trà // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 72-74 .- 381.142

Trong nhiều năm liền, lĩnh vực thương mại điện tử Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ và đang là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua một thập kỷ phát triển rực rỡ với tốc độ tăng trưởng trung bình ở mức 16-30%/năm và 2024 được dự báo sẽ là năm tiếp tục bùng nổ của lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cơ hội tăng trưởng dành cho tất cả doanh nghiệp. Bài viết trao đổi về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy thương mại phát triển bền vững trong thời gian tới.

393 Khác biệt văn hoá và những ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân / Kim Hương Trang, Trịnh Quốc Dũng, Hoàng Thị Tố Anh, Trần Hà Tiến Thịnh, Hoàng Minh Tuấn // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 75-78 .- 332

Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng văn hoá của từng cá nhân đến hành vi, quyết định đầu tư tài chính của các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam, trên cơ sở khảo sát thực hiện đối với 286 người có ý định hoặc đang đầu tư ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá cá nhân và sự e ngại rủi ro đã tác động lên quyết định đầu tư tài chính của mỗi cá nhân. Kết quả từ nghiên cứu này sẽ giúp phân tích được hành vi cũng như thị hiếu của các nhà đầu tư cá nhân khi tham gia vào thị trường. Qua đó cũng đề xuất một số chính sách nhằm tác động tích cực lên thị trường tài chính Việt Nam.

394 Giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam / Nguyễn Hữu Tịnh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 79-83 .- 658

Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nước có nền công nghiệp phát triển. Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, bảo đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết khái quát thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất một số giải pháp, nhằm hạn chế tình trạng này.

395 Thuế các-bon: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi mở cho Việt Nam / Đỗ Diệu Hương, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 22-26 .- 336.2

Là một trong những công cụ chính sách quan trọng để kiểm soát phát thải khí nhà kính, thuế các-bon đã được áp dụng tại nhiều quốc gia nhằm thúc đẩy nền kinh tế giảm phát thải. Nhiều quốc gia đã tích lũy được những kinh nghiệm thực tiễn và cơ sở pháp lý quý báu trong quá trình thúc đẩy hệ thống thuế các-bon, đồng thời đã tìm tòi, xây dựng bộ hệ thống thu thuế các-bon phù hợp với điều kiện quốc gia.

396 Thực trạng giảm nghèo tại Hà Nội giai đoạn 2021-2023 / Trần Anh Duy // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 28-30 .- 330

Thành phố Hà Nội hiện nay đang gấp rút triển khai các chương trình hỗ trợ người nghèo nằm trong khuôn khổ chương trình mục tiêu quốc gia vì người nghèo. Bằng thước đo chuẩn nghèo đa chiều, thành phố Hà Nội đã gấp rút rà soát lại toàn bộ người dẫn đang sinh sống trên địa bàn thủ đô, cũng như đưa ra các chương trình, chính sách phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực, từng thời kỳ. Năm 2023 đánh dấu một nửa chặng đường chương trình mục tiêu quốc gia vì người nghèo đã trải qua, thành phố Hà Nội phần nào cũng đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào mục tiêu lớn của đất nước: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

397 Phát triển thị trường tài chính xanh Việt Nam : thực trạng và giải pháp / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 55-57 .- 332.024

Hệ thống tài chính xanh bao hàm những hoạt động liên quan tới huy động nguồn tài chính xanh để sử dụng trong các hoạt động đầu tư xanh thông qua kênh thị trường tài chính xanh và các trung gian tài chính xanh. Thị trường tài chính xanh tại Việt Nam đang từng bước ổn định đi vào giai đoạn phát triển. Các hoạt động của thị trường chủ yếu mới ở bước khởi động. Thị trường trái phiếu xanh đang trong giai đoạn triển khai thí điểm và thực hiện các chương trình tuyên truyền, giới thiệu các loại trái phiếu xanh đến các chủ thể trên thị trường. Thị trường cổ phiếu xanh được khởi động và thực hiện mạnh mẽ nhất bằng việc đưa vào vận hành chỉ số VNSI đồng thời với quy định yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết cung cấp thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng.

398 Phân hóa xã hội về kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Vũ Thị Thái Hà // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 93-95 .- 330

Phân hóa xã hội là sự phân biệt diễn ra giữa các nhóm xã hội và con người trên cơ sở các yếu tố sinh học, sinh lý và văn hóa xã hội, như giới tính, tuổi, hoặc dân tộc, dẫn đến sự phân công những vai trò và vị thể trong một xã hội. Đây là quá trình vận hành liên tục và có mối quan hệ chặt chẽ với các khái niệm bình đẳng hay bất bình đẳng xã hội, phân tầng xã hội, công bằng xã hội. Trong bài viết này, tác giả phân tích hiện tượng phân hoá xã hội về kinh tế ở Việt Nam hiện nay, từ đó, đưa ra một số nhận định về vấn đề này.

399 Kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon / Đỗ Thanh Lâm // .- 2024 .- Số 823 .- Tr. 10-13 .- 363

Thị trường các-bon được ghi nhận là một trong các phương thức để định giá các-bon trên thế giới. Thị trường các-bon được phân loại thành thị trường các-bon tự nguyện và thị trường các-bon tuân thủ. Trong đó, thị trường các-bon tuân thủ hay còn được hiểu là Hệ thống mua bán phát thải khí nhà kính (ETS) được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng để giảm lượng phát thải khí nhà kính. Mỗi thị trường các-bon tuân thủ có quy định riêng về mô hình, cụ thể là về hàng hóa, đối tượng tham gia, sàn giao dịch, cơ quan quản lý… Với mục tiêu xây dựng và vận hành thị trường các-bon trong thời gian tới, Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế về mô hình thị trường các-bon tuân thủ.

400 Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam trong bối cảnh các cơ chế chống rò rỉ các-bon trên thế giới / Đặng Thị Thủy // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 18-21 .- 363

Việc đo lường chi phí phát thải khí nhà kính (hay còn gọi là định giá các-bon) giữa các quốc gia hiện nay rất khác nhau, có nước chưa áp dụng công cụ định giá các-bon hoặc mỗi nước lựa chọn các công cụ định giá các-bon riêng. Khác biệt trong định giá các-bon xảy ra cùng với quá trình di chuyển của hàng hóa thông qua thương mại quốc tế, đã tạo ra hiện tượng rò rỉ carbon. Rò rỉ các-bon có thể được giảm bớt thông qua cơ chế điều chỉnh lượng các-bon biên giới (Border Carbon Adjustment - BCA) áp dụng tại quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, BCA tạo ra rào cản thương mại gây hạn chế nhập khẩu, bảo hộ hàng hóa trong nước. Bài viết này sẽ đưa ra cách nhìn khác về BCA và tác động của BCA với phát triển thị trường các-bon của quốc gia.