CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Kinh tế - Tài chính

  • Duyệt theo:
241 Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin kế toán môi trường trên thế giới / Lê Thị Huyền Trâm, Đinh Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Quỳnh Giao // .- 2024 .- Số 825 - Tháng 5 .- Tr. 145 - 147 .- 657

Bài viết này hệ thống hóa, phân tích và đánh giá các nghiên cứu đã thực hiện có liên quan đến công bố thông tin môi trường, các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin môi trường của các tác giả trên thế giới.

242 Sự tham gia của Thái Lan vào phát triển cơ sở hạ tầng tại các hành lang kinh tế của tiểu vùng Sông Mekong mở rộng / Lê Diệu Linh, Nguyễn Hà Phương // .- 2024 .- Số 3 (288) .- Tr. 32-43 .- 330

Trình bày quá trình tham gia của Thái Lan trong các chương trình hợp tác tại các hành lang kinh tế của GMS. Phân tích thực trạng hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng của Thái Lan tại 3 hành lang kinh tế, cũng như đưa ra những nhận xét đánh giá về quá trình tham gia này.

243 Kinh tế Châu Âu năm 2023 và dự báo năm 2024 / Trần Đình Hưng // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 41-52 .- 330

Nghiên cứu một số chính sách nổi bật của EU. Từ đó tập trung phân tích tình hình kinh tế châu Âu năm 2023 và dự báo triển vọng năm 2024. Nền kinh tế châu Âu đã mất đà tăng trưởng thấp và chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng bất ổn gia tăng.

244 Mối liên hệ giữa thực hành ESG và hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp tại Thụy Điển và kiến nghị cho Việt Nam / Phan Trần Trung Dũng, Lê Phương Thảo // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 75-86 .- 330

Phân tích mối liên hệ giữa thực hành ESG và hiệu quả tài chính đối với các công ty niêm yết tại Thụy Điển trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2022. Từ đó kiến nghị các giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao hiệu quả tài chính trên cơ sở cân nhắc tiêu chuẩn ESG.

245 Tiền kỹ thuật sô của một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam / Hoàng Nguyên Khai // .- 2024 .- Số 273 - Tháng 01 .- Tr. 87-95 .- 330

Tổng quan về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương quốc gia phát hành. Nghiên cứu về sự phát triển tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương tại một số nước châu Á và hàm ý cho Việt Nam.

246 Ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới đối với ngành dệt may: úng phó của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Hà Văn Hội, Bùi Hồng Cường // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 3-15 .- 330

Phân tích tác động từ những biến động của thị trường dệt may toàn cầu đối với Trung Quốc, một quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu thế giới. Đồng thời bài viết phân tích các biện pháp ứng phó của Trung Quốc trước sự suy giảm nhu cầu của thị trường thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

247 Một số giải pháp quản lý tiền ảo của chính phủ Trung Quốc – khuyến nghị cho Việt Nam / Vũ Thùy Linh // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 28-36 .- 327

Tập trung làm rõ nhìn nhận về đồng tiền ảo và phương thức quản lý tiền ảo của Trung Quốc. Từ đó đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam trong tiến trình hoàn thiện văn bản pháp luật quản lý tiền ảo.

248 Quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU trong năm 2023 / Nguyễn Minh Trang, Ngô Mai Huyền // .- 2024 .- Số 2 (270) - Tháng 2 .- Tr. 49-58 .- 330

Phân tích và nhìn lại quan hệ kinh tế Trung Quốc – EU trong năm 2023, đưa ra dự báo về triển vọng năm 2024. Trong năm 2023, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu tiếp tục có nhiều điểm thu hút sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới.

249 Tự chủ tài chính trong các trường đại học của Việt Nam: Thực trạng và những khuyến nghị / Nguyễn Anh Tuấn // .- 2024 .- Tập 20 - Số 03 .- Tr. 9-14 .- 332

Nghiên cứu này mô tả thực trạng, mức độ tự chủ tài chính trong các trường đại học của Việt Nam; phân tích kinh nghiệm tự chủ tài chính trong các trường đại học của nước ngoài; từ đó kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao tự chủ đại học từ mô hình Nhà nước điều hành thành mô hình Nhà nước giám sát.

250 Kinh nghiệm cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước tại Trung Quốc / Đỗ Diệu Hương, Bùi Nhật Huy // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 24-27 .- 658

Quản trị doanh nghiệp là yếu tố mang tính cốt lõi của hệ thống doanh nghiệp hiện đại. Cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc nhằm mục tiêu tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước, thiết lập một hệ thống doanh nghiệp hiện đại và thực hiện chuyển đổi từ “quản trị doanh nghiệp” sang “quản trị công ty” để đẩy nhanh việc hình thành một cơ chế quản trị hiệu quả và một cơ chế hoạt động linh hoạt theo định hướng thị trường. Bài viết này phân tích diễn biến quá trình cải cách quản trị doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc qua 45 năm cải cách và mở cửa, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam trong quá trình cải cách mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước.