CSDL Bài trích Báo - Tạp chí
Khoa Kinh tế - Tài chính
251 Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam / Võ Đình Phụng, Trần Việt Hùng, Đặng Ngọc Tú // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 36-38 .- 330
Phát triển kinh tế xanh đang là vấn đề được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam nhằm ứng phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, tàn phá... Trong bài viết này, nhóm tác giả trao đổi lý thuyết cơ bản về phát triển kinh tế xanh, phân tích thực trạng về kinh tế xanh ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế xanh trong thời gian tới.
252 GDP xanh - chỉ số đo lường thực chất sự phát triển bền vững / Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Chiêu Thụy, Huỳnh Minh Đoàn // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 39-42 .- 330
Tăng trưởng xanh là xu hướng phát triển kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, trên thế giới và trong nước đã đề cập tới chỉ tiêu GDP xanh (Green GDP) như một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững. Tổng cục Thống kê đã và đang nghiên cứu để vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Bài viết sẽ làm rõ về GDP xanh, nội dung, phương pháp tính và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong phát triển bền vững, tăng trưởng xanh.
253 Giải pháp thúc đẩy tiêu dùng xanh ở Việt Nam / Nguyễn Thùy Vân // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 43-45 .- 330
Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, dù là một quốc gia đang phát triển, song tiêu dùng xanh đang trở thành mối quan tâm đặc biệt, là một trong những nội dung quan trọng trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiêu dùng xanh đang trở nên phổ biến khi người dân nhận thức được sự cần thiết của hành vi tiêu dùng bền vững và thay đổi hành vi, thói quen để có các tác động tích cực đối với bảo vệ môi trường, qua đó, góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.
254 Nghiên cứu thực trạng kinh tế đêm tại Việt Nam / Phan Đình Quyết // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 46-50 .- 330
Kinh tế đêm đã được coi là chiến lược phát triển kinh tế mũi nhọn của nhiều nước phát triển trên thế giới. Kinh tế ban đêm sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực tại chỗ để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, cần có sự đánh giá, nhận diện tiềm năng phát triển, cũng như những tồn tại, thách thức của kinh tế ban đêm. Nghiên cứu này khái quát những vấn đề tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế đêm tại Việt Nam.
255 Chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu và chính sách tiền tệ tối ưu cho việt nam giai đoạn 2025-2030 / Nguyễn Gia Đường // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 51-54 .- 332.04
Nghiên cứu thảo luận về định nghĩa, vai trò của chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu như giảm vấn đề không thống nhất về thời gian, tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm, tính nhất quán với nguyên tắc dân chủ và cải thiện hiệu suất; Thảo luận điều kiện áp dụng chính sách và đánh giá khả năng thực hiện khuôn khổ chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu trong bối cảnh hiện nay. Bài viết cũng đưa ra các giải pháp để xây dựng khuôn khổ chính sách tiền tệ tối ưu cho Việt Nam giai đoạn 2025-2030.
256 Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu / Vũ Thị Phương Thảo, Hoàng Thị Mai Anh // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 55-57 .- 332
Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng không chỉ giúp giảm được số lượng các tổ chức tín dụng thông qua sáp nhập, hợp nhất, giải thể… mà còn góp phần làm lành mạnh hóa hệ thống, đảm bảo thanh khoản, xử lý nợ xấu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ hàng loạt trong hệ thống ngân hàng. Từ năm 2011 đến nay, đã có các quyết định tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Mặc dù vậy, việc xử lý nợ xấu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các tổ chức tín dụng tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trong thời gian tới.
257 Tác động của cơ cấu sở hữu đến tránh thuế : bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam / Ngô Nhật Phương Diễm // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 61-64 .- 657
Nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để đánh giá tác động của đặc điểm sở hữu đến tránh thuế tại Việt Nam thông qua sử dụng dữ liệu của 291 công ty niêm yết trong giai đoạn 2016 đến 2022. Kết quả hồi quy thừa nhận sở hữu nước ngoài có mối tương quan ngược chiều giữa tránh thuế với mức ý nghĩa 5% nhưng nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của sở hữu quản lý, sở hữu nhà nước đến tránh thuế. Ngoài ra nghiên cứu cũng đề xuất hàm ý nhằm nâng cao quản trị công ty, nâng cao nhận thức tuân thủ quy định về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
258 Nghiên cứu xu hướng thị trường chứng khoán Việt Nam bằng phương pháp hồi quy đa thức / Đỗ Quang Khang, Nguyễn Trọng Du // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 68-72. .- 332
Bài báo này, tập trung nghiên cứu, phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam, khám phá sự biến động của Chỉ số VN-Index trong 20 năm qua bằng phương pháp hồi quy đa thức, để dự đoán sự đảo ngược xu hướng thị trường, từ đó cung cấp công cụ hữu ích cho nhà đầu tư và quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, nhóm tác giả đề xuất cách tiếp cận và sử dụng công cụ phân tích – dự đoán một cách hiệu quả để hỗ trợ việc ra quyết định trong quá trình đầu tư chứng khoán và hoạch định chính sách kinh tế, góp phần vào sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.
259 Ảnh hưởng từ cổ phiếu xanh đến phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam / Nguyễn Linh Chi, Lê Phương Uyên, Trần Khánh Hòa, Trần Khánh Huyền, Đoàn Thị Minh Thủy, Kim Hương Trang // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 73-75 .- 330
Nghiên cứu này xem xét sự tác động của cổ phiếu xanh đến tăng trưởng kinh tế trước và sau đại dịch COVID-19. Dữ liệu được sử dụng bao gồm giá trị cổ phiếu xanh của 239 công ty và thông tin về tăng trưởng kinh tế của 44 tỉnh, thành ở Việt Nam trong giai đoạn trước và sau đại dịch COVID-19. Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tổng quát để đề xuất một mô hình về tác động của cổ phiếu xanh đến phát triển kinh tế của các tỉnh, thành. Mô hình cho thấy việc phát hành cổ phiếu xanh có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của mỗi tỉnh, thành thông qua GDP danh nghĩa, đặc biệt là sau giai đoạn COVID-19, vai trò của cổ phiếu xanh trong thúc đẩy phát triển kinh tế cũng ngày càng được củng cố.
260 Tác động từ FDI, chất lượng thể chế và lao động đến kim ngạch xuất khẩu của các tỉnh, thành phố Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Duy Đạt // .- 2024 .- Số 824 - Tháng 5 .- Tr. 76-79 .- 332
Bài viết nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chất lượng thể chế và chất lượng lao động đến hiệu quả xuất khẩu của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp của 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2017-2022. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng lao động, chất lượng thể chế và FDI đều có tác động tích cực tới kim ngạch xuất khẩu các tỉnh thành Việt Nam. Theo đó, bài viết đề xuất các chính sách để thúc đẩy xuất khẩu ở Việt Nam.